Quan hệ Ấn Độ – Tòa Thánh

Quan hệ Ấn Độ - Tòa Thánh

Ấn Độ

Tòa Thánh

Quan hệ Ấn Độ – Tòa Thánh đề cập đến quan hệ song phương giữa Tòa Thánh, vốn có chủ quyền trên Thành VaticanẤn Độ. Quan hệ song phương chính thức giữa hai tồn tại kể từ ngày 12 tháng 6 năm 1948. Một phái đoàn Đại diện Tòa Thánh đã tồn tại từ năm 1881. Tòa Thánh có một tòa sứ thần ở New Delhi trong khi Ấn Độ đã công nhận đại sứ quán của mình ở Bern, Thụy Sĩ là thuộc về Tòa Thánh. Đại sứ Ấn Độ tại Bern đã được công nhận là đại sứ truyền thống cho Tòa Thánh. Tổng Giám mục Giambattista Diquattro được bổ nhiệm làm Sứ thần Tòa Thánh tại Ấn Độ vào tháng 1 năm 2017 trong khi đại sứ của Ấn Độ tại Tòa Thánh là Sibi George.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Mối liên hệ giữa Giáo hội Công giáo và Ấn Độ có thể được quay ngược về thời Thánh Tông đồ Tôma, theo truyền thống, đã đến Ấn Độ vào năm 52 sau Công nguyên.[1][2][3] Các giám mục được gửi đến Ấn Độ từ Syria ngay từ thế kỷ thứ 6 hoặc thứ 7.[4] Có một hồ sơ về một giám mục Ấn Độ đến thăm Rôma tại thời gian trị vì của Giáo hoàng Callixtus II (1119–1124).[5]

Phái đoàn ngoại giao được thành lập với vai trò Đại diện Tòa Thánh tại Đông Ấn vào năm 1881, và bao gồm Ceylon, và được mở rộng tới Malaca năm 1889, và sau đó đến Miến Điện năm 1920, và cuối cùng bao gồm Goa năm 1923. Nó được Giáo hoàng Piô XII nâng cấp chính thức vào ngày 12 tháng 6 năm 1948 với chức danh Đại diện cao cấp nhất là Quyền Sứ thần Tòa Thánh (Apostolic Inter Nunciature) và được nâng cấp chính thức trở thành Sứ thần Tòa Thánh bởi Giáo hoàng Phaolô VI vào ngày 22 tháng 8 năm 1967.

Chuyến thăm song phương

[sửa | sửa mã nguồn]

Đã có ba chuyến viếng thăm của giáo hoàng đến Ấn Độ. Vị Giáo hoàng đầu tiên đến thăm Ấn Độ là Giáo hoàng Phaolô VI, người đã viếng thăm Mumbai vào năm 1964 để tham dự Đại hội Thánh Thể Quốc tế. Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã viếng thăm nhiều nơi ở Ấn Độ bao gồm Chennai vào tháng 2 năm 1986[6] và sau đó một lần nữa viếng thăm New Delhi vào tháng 11 năm 1999.[7]

Một số quan chứ Ấn Độ theo các giai đoạn trong lịch sử đều có cuộc tiếp kiến với Giáo hoàng tại Vatican. Họ bao gồm Thủ tướng Indira Gandhi vào năm 1981 và Thủ tướng Chính phủ I.K. Gujral vào tháng 9 năm 1987. Thủ tướng Atal Bihari Vajpayee đã hội kiến với Giáo hoàng vào tháng 6 năm 2000 trong chuyến thăm chính thức của ông tới Ý. Phó Tổng thống Ấn Độ Bhairon Singh Shekhawat đại diện cho đất nước Ấn Độ tham gia tang lễ của Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Bộ trưởng Ngoại giao Sushma Swaraj đã dẫn đầu một phái đoàn đến Vatican tham gia lễ tôn phong Hiển thánh của Thánh Teresa Calcutta vào tháng 9 năm 2016. Bà được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Tây Bengal, bà Mamata Bannerjee đi cùng.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ A. E. Medlycott, (1905) "India and the Apostle Thomas"; Gorgias Press LLC; ISBN 1-59333-180-0.
  2. ^ The Encyclopedia of Christianity, Volume 5 by Erwin Fahlbusch. Wm. B. Eerdmans Publishing - 2008. p. 285. ISBN 978-0-8028-2417-2.
  3. ^ Leslie W. Brown (1956). The Indian Christians of St Thomas, an Account of the Ancient Syrian Church of Malabar. University Press.
  4. ^ “CATHOLIC ENCYCLOPEDIA: St. Thomas Christians”. Newadvent.org. ngày 1 tháng 7 năm 1912. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2017.
  5. ^ Robert Silverberg, The Realm of Prester John, pp. 29–34.
  6. ^ “Apostolic Nunciature, India & Nepal”. Truy cập 27 tháng 11 năm 2018.
  7. ^ “Pastoral Visit of His Holiness John Paul II to New Delhi”. Vatican.va. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2017.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Download Taishou Otome Otogibanashi Vietsub
Download Taishou Otome Otogibanashi Vietsub
Taisho Otome Fairy Tale là một bộ truyện tranh Nhật Bản được viết và minh họa bởi Sana Kirioka
Rung chấn có phải lựa chọn duy nhất của Eren Jeager hay không?
Rung chấn có phải lựa chọn duy nhất của Eren Jeager hay không?
Kể từ ngày Eren Jeager của Tân Đế chế Eldia tuyên chiến với cả thế giới, anh đã vấp phải làn sóng phản đối và chỉ trích không thương tiếc
Shadow Of Death: Premium Games
Shadow Of Death: Premium Games
Trong tựa game này người chơi sẽ vào vai một người chiến binh quả cảm trên chuyến hành trình chiến đấu và cố gắng dẹp tan bè lũ hắc ám ra khỏi vương quốc
Tại sao Hamas lại tấn công Israel?
Tại sao Hamas lại tấn công Israel?
Vào ngày 7 tháng 10, một bình minh mới đã đến trên vùng đất Thánh, nhưng không có ánh sáng nào có thể xua tan bóng tối của sự hận thù và đau buồn.