Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan Đương, tổ chức vào ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm. Ngày Tết cổ truyền này là một tín ngưỡng dân gian ở phương Đông, diễn ra ở một số nước như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam.


Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được biết đến là "Tết giết sâu bọ" và ngày lễ này không bắt nguồn từ Trung Quốc như nhiều người lầm tưởng.

Tết Đoan Ngọ của nước ta mang những bản sắc riêng, có nguồn gốc, câu chuyện dân gian riêng khởi nguồn cho phong tục này.

Trong văn hóa dân gian Việt Nam, ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch là ngày giỗ Quốc mẫu Âu Cơ, lưu truyền trong câu ca dao:

"Tháng Năm ngày tết Đoan Dương,

Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang".

Ngày này còn coi là "Tết giết sâu bọ" vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vì vậy vào ngày 05/05 âm lịch người dân sẽ làm lễ "giết sâu bọ" bằng cách sáng sớm chưa ăn uống gì đã được lót dạ bằng hoa quả đương mùa cùng với rượu nếp và con cháu về sum họp làm lễ thờ cúng tổ tiên.

Tết Đoan Ngọ đã có từ thời xa xưa và không có liên quan gì với câu chuyện về Khuất Nguyên nước Sở ở thời Xuân Thu của Trung Quốc. Truyền thuyết về ngày Tết này ở nước Việt bắt nguồn ông lão tự xưng là Đôi Truân.

Chuyện kể rằng vào một ngày sau vụ mùa, lúa nông dân đang ăn mừng vì vụ mùa bội thu thì sâu bọ bỗng nhiên kéo đến tàn phá những cây trái đã thu hoạch được. Người dân buồn bã, không biết phải làm sao để diệt trừ đám sâu bọ này thì từ xa có một ông lão xuất hiện.

Ông tự xưng là Đôi Truân đã đi đường xa đến đây và chỉ cách cho nhân dân giải trừ sâu bọ. Ông hướng dẫn mỗi nhà về lập đàn cúng đơn giản gồm bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục.

Nhân dân làm theo và một lúc sau đám sâu bọ bỗng ngã ra rã rượi rồi c.h.ế.t dần. Ông căn dặn người dân rằng hằng năm cứ đến đúng ngày này thì lập đàn cúng lễ làm theo y vậy thì sâu bọ sẽ không tàn phá mùa màng nữa. Sau đó ông biến mất, người dân không kịp giữ lại để cảm tạ.

Để tưởng nhớ đến công lao của ông dân chúng đã đặt cho ngày này là "Tết diệt sâu bọ” hay "Tết Đoan Ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Vào ngày lễ có nhiều tục lệ vẫn còn được lưu truyền đến nay ở các địa phương. Như người dân uống rượu nếp hay ăn cơm rượu nếp, cúng bánh ú tro, trẻ em được may túi bùa bằng vụn lúa, buộc chỉ ngũ sắc, móng tay móng chân được nhuộm đỏ bằng lá móng (trừ ngón tay trỏ và ngón chân kề ngón cái), bôi hồng hoàng (một vị thuốc có màu đỏ pha vàng) vào thóp, vào ngực, vào rốn hay cổ để trừ tà ma bệnh tật.

Vào giờ Ngọ (12 giờ trưa) ở một số vùng quê, người dân rủ nhau đi hái lá chanh, chanh, lá bưởi, kinh giới, tía tô, ngải cứu, sen … về làm thuốc.

Ngày nay, vào ngày Tết Đoan Ngọ, tùy theo phong tục từng vùng miền mà người dân sẽ thực hiện, lưu giữ những truyền thống của quê hương.
354 | 2/20/2024 2:32:18 PM
Bình luận
Để lại bình luận Đăng nhập / Register
Bài viết liên quan
Con mèo trong văn hóa lịch sử Việt Nam
Con mèo trong văn hóa lịch sử Việt Nam
Tết là lúc mọi người có những khoảng thời gian quý giá quây quần bên gia đình và cùng nhau tìm lại những giá trị lâu đời của dân tộc
Sơ lược lịch sử đầy chính trị của Phở
Sơ lược lịch sử đầy chính trị của Phở
Phở đã trở nên gần gũi với Văn hóa Việt Nam tới mức người ta đã dùng nó như một ẩn dụ trong các mối quan hệ tình cảm
Sáu Truyền Thuyết Kinh Điển Về Tết Trung Thu
Sáu Truyền Thuyết Kinh Điển Về Tết Trung Thu
Tương truyền, sau khi Hằng Nga ăn trộm thuốc trường sinh mà Hậu Nghệ đã xin được từ chỗ Tây Vương Mẫu, nàng liền bay lên cung trăng
Lịch Sử fun facts: cái tên Ivan của người Nga!
Lịch Sử fun facts: cái tên Ivan của người Nga!
Gần như ai cũng biết, khi nói về 1 người Nga bất kỳ ta mặc định anh ta là Ivan