Qumis, Iran

Šahr-e Qumis
Qumis, Iran trên bản đồ Iran
Qumis, Iran
Vị trí tại Iran
Tên khácSaddarvazeh
Hecatompylos
Vị tríTỉnh Semnan, Iran
VùngQumis, Đại Khorasan
Tọa độ35°57′3,8″B 54°06′46,1″Đ / 35,95°B 54,1°Đ / 35.95000; 54.10000
LoạiKhu định cư
Lịch sử
Nền văn hóaParthia, Ba Tư
Các ghi chú về di chỉ
Tình trạngTàn tích

Saddarvazeh (Tiếng Ba Tư mới: صددروازه) hay còn được gọi là Hecatompylos (tiếng Hy Lạp cổ: Ἑκατόμπυλος) là một thành phố cổ không rõ nằm tại địa điểm chính xác nào và là thủ đô của vương triều Arcaces Parthia vào những năm 200 TCN. Tên gọi Hekatompylos mà người Hy Lạp dùng để chỉ thành phố có nghĩa là "một trăm cánh cổng" trong khi cái tên tiếng Ba Tư cũng có ý nghĩa tương tự. Tên gọi này vốn đã được sử dụng để chỉ những thành phố có nhiều hơn bốn cánh cổng ra vào truyền thống. Nó có thể được hiểu một cách tốt hơn là "nhiều cánh cổng". Hầu hết các học giả định vị nó tại Sahr -e Qumis, tại vùng Qumis, phía Tây Khorasan, Iran.[1]

Alexander Đại đế đã dừng chân tại đây vào mùa hè năm 330 TCN và trở thành một phần của vương quốc Seleukos sau khi Alexander mất. Bộ lạc Parni đã chiếm đóng thành phố vào những năm quay quanh 238 TCN và đã định đô tại đây, qua đó, nó trở thành kinh đô đầu tiên của Đế quốc Parthia. Nó đã được đề cập như thành phố hoàng gia bởi một số học giả cổ điển bao gồm Strabo, PlinyPtolemy, mặc dù những người Parthia dường như đã sử dụng một số thành phố như là "kinh đô" của họ vào những thời điểm khác nhau

Ứớc tính, thành phố có diện tích 28 km2 (11 dặm vuông Anh) và vào thời đỉnh cao, thành phố có hàng chục nghìn dân.

Qumis đã bị phá hủy bởi một trận động đất vào năm 856 và nó có lẽ đã bị bỏ rơi sau đó. Di chỉ của thành phố cổ này bây giờ được gọi là Šahr-e Qumis (tiếng Ba Tư: شهر قومس) nằm giữa Semnan và Damqan tại tỉnh Semnan Đông.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ The Hellenistic Settlements in the East from Armenia and Mesopotamia to Bactria and India. ISBN 9780520953567.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • De Quincey, Thomas (1821). Confessions of an English Opium-Eater. Penguin Books. 1979.
  • Frye, Richard N. (1962). The Heritage of Persia. Toronto. Mentor Books. 1966.
  • Hansman, J. (1968). "The Problems of Qūmis". Journal of the Royal Asiatic Society (1968), pp. 111–139.
  • Hansman, John and Stronach, David (1974). "Excavations at Shahr-i Qūmis, 1971". Journal of the Royal Asiatic Society (1974), pp. 8–22.
  • Hirth, Friedrich (1875). China and the Roman Orient. Shanghai and Hong Kong. Unchanged reprint. Chicago, Ares Publishers, 1975.
  • Tarn, William Woodthorpe (1984). The Greeks in Bactria and India. First published in 1938; 2nd Updated Edition, 1951. 3rd Edition, updated with a Preface and a new bibliography by Frank Lee Holt. Ares Publishers, Inc., Chicago. 1984.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Có những chuyện chẳng thể nói ra trong Another Country (1984)
Có những chuyện chẳng thể nói ra trong Another Country (1984)
Bộ phim được chuyển thể từ vở kịch cùng tên của Julian Mitchell về một gián điệp điệp viên hai mang Guy Burgess
Vì sao họ bán được hàng còn bạn thì không?
Vì sao họ bán được hàng còn bạn thì không?
Bán hàng có lẽ không còn là một nghề quá xa lạ đối với mỗi người chúng ta.
Cái chết bí ẩn của thảo thần tiền nhiệm và sự kiện tại Sumeru
Cái chết bí ẩn của thảo thần tiền nhiệm và sự kiện tại Sumeru
Như chúng ta đều biết, mỗi đất nước mà chúng ta đi qua đều sẽ diễn ra một sự kiện mà nòng cốt xoay quanh các vị thần