Rượu Phú Lễ là một loại rượu nổi tiếng của tỉnh Bến Tre. Cùng với rượu Xuân Thạnh (Trà Vinh), rượu Gò Đen (Long An) là các danh tửu của Nam Bộ. Rượu Phú Lễ có vị rượu nồng đậm, thơm ngon và nặng đô. Rượu Phú Lễ được sản xuất từ ấp Phú Lợi, xã Phú Lễ[1] -Một xã thuần nông, đất đai nơi đây trù phú, mênh mông. Xã Phú Lễ còn nổi tiếng với nghề đan lát, chiến khu Lạc Địa[2] và ngôi đình 180 tuổi[3]. Rượu Phú Lễ thơm ngon là nhờ men[4], nước giếng làng[5], nếp trồng trên chính vùng đất này và đặc biệt là nhờ ủ nếp
trong những cái tỉn[6] đã có hằng trăm năm. Hiện nay Rượu Phú Lễ được người dân phát triển mạnh mẽ, đặc biệt được ở các xã Phú Lễ, Phú Ngãi, Bảo Thạnh, Bảo Thuận. Tên Rượu Phú Lễ là tên chung nên được nhiều Doanh nghiệp đặc tên như Rượu Phú Lễ Ba Tri ở xã Phú Lễ, Rượu Tiến Vua ở Xã Bảo Thuận... Người dân còn kết hợp với dừa Bến Tre tạo la rượu dừa, rượu nước dừa
- ^ Huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre
- ^ Lạc địa là cánh đồng do phù sa trước đây bồi đắp chưa hoàn chỉnh. Mùa mưa, nước ở các xã xung quanh đổ dồn về lòng chảo Lạc Địa tạo nên một căn cứ hiểm trở giữa đồng ruộng.
- ^
Đình Phú Lễ được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826) và được sắc phong vào năm Tự Đức thứ 5 (1851). Thềm và móng được cấu trúc bằng đá xanh, bên trên xây gạch. Đình gồm 10 gian: 6 gian chính và 4 gian phụ bố trí theo lối chữ "Đinh". Đình chính gồm võ ca, viên đường, thính đường, chánh đường và hậu đường. Cột đình bằng gỗ lim, đường kính 40cm, mái lợp ngói vảy cá. Đình Phú Lễ được Bộ Văn hóa Thông tin ra quyết định công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ngày 07 tháng 01 năm 1993.
- ^ Men nấu rượu Phú Lễ làm từ 36 vị thuốc như trần bì, quế khâu, đinh hương, đại hồi, quế chi… cộng thêm các loại lá rau răm, nhãn lồng, tai vị, tiêu sọ, muồng, trầu lương….
- ^ Con gái nơi đây lấy chồng sang xứ khác vẫn không nấu được loại rượu giống y như ngày còn ở nhà với mẹ
- ^ Lọ sành phình ở giữa, thường dùng đựng nước mắm.