Rạn san hô Apo

Rạn san hô Apo
Quang cảnh từ ngọn hải đăng Apo trên đảo Apo
Bản đồ hiển thị vị trí của Rạn san hô Apo
Bản đồ hiển thị vị trí của Rạn san hô Apo
Vị trí tại Philippines
Vị tríEo biển Mindoro, Philippines
Thành phố gần nhấtSablayan
Tọa độ12°39′42″B 120°24′52″Đ / 12,66167°B 120,41444°Đ / 12.66167; 120.41444
Diện tích34 kilômét vuông (13 dặm vuông Anh)
Cơ quan quản lýBộ Tài nguyên và Môi trường
Chính quyền đô thị Sablayan

Rạn san hô Apo là một loạt các rạn san hô có diện tích 34 km vuông, trong vùng biển Sulu của tỉnh Tây Mindoro, Philippines. Nó chính là hệ thống rạn san hô đá ngầm lớn thứ hai thế giới và lớn nhất tại Philippines.[1] Các rạn san hô và các vùng biển xung quanh của nó được quản lý như là một vườn quốc gia, còn một phần của rạn san hô thuộc dự án Công viên tự nhiên Apo.

Tự nhiên

[sửa | sửa mã nguồn]

Rạn san hô Apo có thể được tìm thấy ở khoảng cách 33 km về phía tây, ra khỏi bờ biển giữa phía tây hòn đảo Mindoro của Philippines. Hai rạn san hô riêng biệt tạo nên hệ thống đảo và rạn san hô. Hai rạn san hô được ngăn cách bởi một khu vực nước sâu chừng 30 mét. [ 1 ] Trong ranh giới của rạn san hô có rất nhiều các môi trường sinh thái. Bên cạnh các rạn san hô thì còn có cỏ biển, tảo biển và rừng ngập mặn có mặt trên và xung quanh các rạn san hô.[2]

Bảo tồn

[sửa | sửa mã nguồn]

Vùng biển của rạn san hô Apo được bảo vệ trong khu vực vườn quốc gia có diện tích 274,69 km 2 của rạn san hô và khu vực xung quanh của nó.[3] Trong tổng diện tích thì có 157,92 km 2 là thuộc Công viên tự nhiên Apo trong khi phần còn lại có diện tích 116,77 km 2 tạo thành một vùng đệm xung quanh vườn quốc gia.[3]

Về mặt chính trị, các rạn san hô nằm trong vùng biển thuộc tỉnh Mindoro Occidental, trong khu vực IV-B của Philippines. Nó được quản lý trực tiếp bởi chính quyền địa phương của khu đô thị Sablayan.[2]

Ban đầu, rạn san hô Apo lần đầu tiên được chính thức tuyên bố là "công viên hải dương" dưới thời tổng thống Philippines Ferdinand Marcos vào năm 1980.[4] Điều này được tiếp nối với việc chính quyền địa phương Sablayan tuyên bố các rạn san hô là "Khu du lịch và Khu bảo tồn biển" ba năm sau đó.[5] Năm 1996, toàn bộ rạn san hô được công nhận là công viên tự nhiên bởi chủ tịch Fidel Ramos.[6]

Trong năm 2006, Cục động vật hoang dã và khu bảo tồn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Trung tâm Di sản thế giới của UNESCO để xem xét công nhận rạn san hô trở thành một di sản thế giới.[3]

Sau một cuộc khảo sát địa phương của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên, câu cá tại các rạn san hô đã bị cấm bởi chính phủ Philippines trong tháng 9 năm 2007.[7][8] Công viên biển sẽ được mở cho khách du lịch để tạo ra kinh phí giúp bảo vệ rạn san hô cũng như cung cấp một việc làm thay thế cho hàng trăm ngư dân trong khu vực.[9]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Department of Environment and Natural Resources, Conservation of Priority Protected Areas Project, Apo Reef Natural Park Brochure. Sablayan, Occidental Mindoro; List of Proclaimed Marine Protected Areas; Protected Areas And Wildlife Bureau, 2004.
  • “Apo Reef Marine Reserve”. Local government-declared MPAs. Marine Protected Coast, Reef & Management Database. ngày 7 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2007. [liên kết hỏng]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ C.Michael Hogan. 2011. Sulu Sea. Encyclopedia of Earth. Eds. P.Saundry & C.J.Cleveland. Washington DC
  2. ^ a b “Apo Reef Marine Reserve”. Local government-declared MPAs. Marine Protected Coast, Reef & Management Database. ngày 7 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2007.[liên kết hỏng]
  3. ^ a b c “Công viên tự nhiên Rạn san hô Apo”. UNESCO World Heritage: Tentative Lists. UNESCO. ngày 16 tháng 5 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2007.
  4. ^ “Presidential Proclamation 1801” (Thông cáo báo chí). Office of the President of the Republic of the Philippines. 1980.
  5. ^ “Resolution No. 1108” (Thông cáo báo chí). Sangguniang Bayan ng Sablayan, Occidental Mindoro. 1983.
  6. ^ “Presidential Proclamation 868” (Thông cáo báo chí). Office of the President of the Republic of the Philippines. ngày 6 tháng 9 năm 1996.
  7. ^ “Philippines bans fishing to revive biggest reef”. Yahoo! News. Yahoo! Inc. ngày 2 tháng 10 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2007.
  8. ^ “Philippines bans fishing to revive biggest reef”. Reuters News. Reuters Inc. ngày 2 tháng 10 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2013. Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  9. ^ Philippines bans fishing to revive biggest reef

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Review phim] Hương mật tựa khói sương
[Review phim] Hương mật tựa khói sương
Nói phim này là phim chuyển thể ngôn tình hay nhất, thực sự không ngoa tí nào.
Nhân vật Masumi Kamuro - Youkoso Jitsuryoku Shijou Shugi no Kyoushitsu e
Nhân vật Masumi Kamuro - Youkoso Jitsuryoku Shijou Shugi no Kyoushitsu e
Masumi Kamuro (神かむ室ろ 真ま澄すみ, Kamuro Masumi) là một học sinh của Lớp 1-A (Năm Nhất) và là thành viên của câu lạc bộ nghệ thuật. Cô là một người rất thật thà và trung thành, chưa hề làm gì gây tổn hại đến lớp mình.
Tabula Smaragdina – Giả Kim Thuật Sư Vĩ Đại của Ainz Ooal Gown
Tabula Smaragdina – Giả Kim Thuật Sư Vĩ Đại của Ainz Ooal Gown
Tabula là một thành viên của guild Ainz Ooal Gown và là “cha” của 3 NPC độc đáo nhất nhì Nazarick là 3 chị em Nigredo, Albedo, Rubedo
Inferiority complex (Mặc cảm tự ti)
Inferiority complex (Mặc cảm tự ti)
Trong xã hội loài người, việc cảm thấy thua kém trước người giỏi hơn mình là chuyện bình thường. Bởi cảm xúc xấu hổ, thua kém người