Rau diếp, hay đôi khi cũng được gọi là xà lách (danh pháp hai phần: Lactuca sativa L. var. longifolia),[1] là một thứ cây trồng thuộc loài Lactuca sativa. So với các thứ rau cùng loài, rau diếp có đầu lá cao hơn, xương lá thẳng và cứng hơn, đồng thời có khả năng chịu nhiệt tốt hơn.
Rau diếp có thể được ăn trực tiếp hoặc trộn salad. Đây là loại rau thường được dùng trong ẩm thực Trung Đông.
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz) | |||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Năng lượng | 72 kJ (17 kcal) | ||||||||||||||||||||||||||
3.3 g | |||||||||||||||||||||||||||
Chất xơ | 2.1 g | ||||||||||||||||||||||||||
0.3 g | |||||||||||||||||||||||||||
1.2 g | |||||||||||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||||||||||
Thành phần khác | Lượng | ||||||||||||||||||||||||||
Nước | 95 g | ||||||||||||||||||||||||||
† Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành,[2] ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.[3] |
Cũng như các loại rau có lá màu xanh đậm, lá rau diếp có chứa các chất chống oxy hóa được coi là có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.[4]