Elias Rosenberg, Helena Rosenberg (née Grünfeldova)
Giải thưởng
Huân chương dũng cảm Tiệp Khắc (khoảng năm 1945) Tiến sĩ Honoris Causa, Đại học Haifa (1998) Order of the White Double Cross, 1st class, Slovakia (2007)
Rudolf "Rudi" Vrba (tên khai sinh Walter Rosenberg; 11/09/1924 - 27/03/2006) là một nhà hóa sinh người Slovakia gốc Do Thái. Khi còn là thiếu niên vào năm 1942, ông bị trục xuất đến trại tập trung Auschwitz ở Ba Lan, khi đó đang bị Đức Quốc xã chiếm đóng. Vào tháng 4 năm 1944, ở đỉnh điểm của cuộc diệt chủng Holocaust, ông trốn thoát khỏi trại và cùng viết Báo cáo Vrba-Wetzler, một báo cáo chi tiết về các vụ thảm sát hàng loạt đang diễn ra tại đây.[1] Báo cáo này do George Mantello phân phát tại Thụy Sĩ, được ghi nhận đã góp phần ngăn chặn cuộc trục xuất hàng loạt người Do Thái Hungary đến Auschwitz vào tháng 7 năm 1944, cứu sống hơn 200.000 người. Sau chiến tranh, Vrba học chuyên ngành hóa sinh và chủ yếu làm việc tại Anh và Canada.[2]
Vrba và người bạn trốn thoát của ông, Alfréd Wetzler, đã bỏ trốn khỏi Auschwitz ba tuần sau khi quân Đức xâm chiếm Hungary và ngay trước khi lực lượng SS bắt đầu cuộc trục xuất hàng loạt người Do Thái Hungary đến trại. Thông tin mà hai người đã thuật lại cho các quan chức Do Thái khi họ đến Slovakia vào ngày 24 tháng 4 năm 1944, bao gồm việc những người mới đến Auschwitz bị đưa vào phòng hơi ngạt chứ không phải "định cư" như Đức Quốc xã tuyên bố. Báo cáo này về sau được gọi là Báo cáo Vrba–Wetzler.[3] Khi Hội đồng Tị nạn Chiến tranh công bố nó, dù đã bị trì hoãn đáng kể, vào tháng 11 năm 1944, tờ New York Herald Tribune mô tả đây là "tài liệu gây sốc nhất từng được một cơ quan chính phủ Hoa Kỳ phát hành".[4] Mặc dù báo cáo này xác nhận nội dung từ các các báo cáo trước đó của người Ba Lan và những người trốn thoát khác,[a] nhà sử học Miroslav Kárný cho rằng đây là tài liệu độc nhất vô nhị với "chi tiết không khoan nhượng".[9]
Đã có sự trì hoãn vài tuần trước khi báo cáo này được phát hành rộng rãi để thu hút sự chú ý của các chính phủ. Cuộc vận chuyển hàng loạt người Do Thái Hungary đến Auschwitz bắt đầu vào ngày 15 tháng 5 năm 1944, với tốc độ 12.000 người mỗi ngày.[10] Phần lớn trong số đó bị đưa thẳng đến phòng hơi ngạt. Vrba cho đến cuối đời vẫn lập luận rằng những người bị trục xuất có thể đã từ chối lên tàu, hoặc ít nhất là sự hoảng loạn của họ có thể đã làm gián đoạn việc vận chuyển, nếu báo cáo được phát hành sớm và rộng rãi hơn.
Từ cuối tháng 6 đến tháng 7 năm 1944, các nội dung từ Báo cáo Vrba–Wetzler đã xuất hiện trên báo chí và qua các chương trình phát thanh ở Hoa Kỳ và châu Âu, đặc biệt là tại Thụy Sĩ, thúc đẩy các nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi nhiếp chính Hungary Miklós Horthy dừng các cuộc trục xuất.[11] Vào ngày 2 tháng 7, quân đội Mỹ và Anh đã ném bom Budapest, và vào ngày 6 tháng 7, nhằm khẳng định quyền lực của mình, Horthy đã ra lệnh chấm dứt các cuộc trục xuất.[12] Đến thời điểm đó, hơn 434.000 người Do Thái đã bị trục xuất trên 147 chuyến tàu – gần như toàn bộ cộng đồng Do Thái tại vùng nông thôn Hungary – nhưng 200.000 người khác tại Budapest đã được cứu sống.[b]
^Nhà sử học người Anh Michael Fleming đã theo dõi hơn 40 nguồn tài liệu từ tháng 11 năm 1942 đến đầu tháng 7 năm 1944 về tình trạng của người Do Thái tại Auschwitz, tạo ra 50 tài liệu dữ liệu riêng biệt được phát hành công khai, như các bản tin thời sự.[5]
Một số tù nhân đã trốn khỏi Auschwitz trước Vrba và Wetzler. Vào ngày 20 tháng 6 năm 1942, ba hoặc bốn người, bao gồm Kazimierz Piechowski và một người Ba Lan khác, đã trốn thoát và báo cáo về những gì đang xảy ra bên trong trại. Kazimierz Halori, cũng là người Ba Lan, trốn thoát vào ngày 2 tháng 11 năm 1942.[6] Một báo cáo có tên Obóz śmierci ("Trại tử thần") được xuất bản tại Warsaw vào tháng 12 năm 1942 bởi Natalia Zarembina, một thành viên của lực lượng ngầm Ba Lan đã trốn thoát khỏi trại.[6]
Ngày 10 tháng 12 năm 1942, Edward Raczyński, Bộ trưởng Ngoại giao của chính phủ Ba Lan lưu vong, đã có bài phát biểu mang tên Sự tàn sát hàng loạt người Do Thái tại Ba Lan dưới sự chiếm đóng của Đức Quốc xã trước tổ chức Liên Hợp Quốc non trẻ. Ông ước tính rằng, trong số 3.130.000 người Do Thái trước chiến tranh tại Ba Lan, cứ ba người thì một đã chết.[7]
Theo nhà sử học Raul Hilberg, vào tháng 8 hoặc tháng 12 năm 1943, một báo cáo hai phần về Auschwitz đã được chuẩn bị bởi một nữ điệp viên Ba Lan. Báo cáo kết luận rằng: "Lịch sử chưa từng có một sự hủy diệt nhân mạng nào tương tự". Báo cáo này bao gồm thông tin chi tiết về các phòng hơi ngạt, “sự lựa chọn” và các thí nghiệm triệt sản. Báo cáo cũng nêu rằng có 137.000 tù nhân, ba lò hỏa táng ở Birkenau có khả năng đốt cháy 10.000 người mỗi ngày, và rằng 468.000 người Do Thái đã bị đưa vào phòng hơi ngạt tính đến tháng 9 năm 1942; 30.000 người đã bị giết trong một ngày. Báo cáo ước tính rằng chỉ hai phần trăm trong số những người đến từ tháng 9 năm 1942 đến đầu tháng 6 năm 1943 còn sống sót. Báo cáo được gửi đến Cơ quan Tình báo chiến lược ở London và vào ngày 17 tháng 3 năm 1944 thì được gửi đến Cục Tình báo Quân sự của Bộ Chiến tranh Hoa Kỳ.[8]
^Randolph Braham (2016): "Đến ngày 9 tháng 7, khi lệnh dừng các cuộc trục xuất của Miklós Horthy vào tháng 7 cuối cùng được tuân thủ, Ferenczy đã báo cáo rằng 434.351 người Do Thái đã bị trục xuất trên 147 chuyến tàu. Con số của Ferenczy thấp hơn một chút so với 437.402 người mà Veesenmayer báo cáo với Bộ Ngoại giao Đức. Cả hai con số này đều không bao gồm số lượng người Do Thái bị đưa khỏi các khu vực phía nam của các Quận Hiến binh III, IV và V trong các biện pháp 'khẩn cấp' đặc biệt được thực hiện trong tuần lễ ngày 26 tháng 4 năm 1944. Cả chính quyền Đức và chính quyền phát xít Hungary đều không công bố báo cáo cuối cùng về tổng số người bị trục xuất khỏi Hungary trong thời gian họ nắm quyền."[13]
Braham (2011): "Từ ngày 15 tháng 5 đến ngày 9 tháng 7 năm 1944, gần 440.000 người Do Thái Hungary đã bị trục xuất đến Auschwitz–Birkenau, nơi mà hầu hết trong số họ đã bị sát hại ngay sau khi đến. Đến ngày 9 tháng 7, khi quyết định ngừng các cuộc trục xuất của Horthy có hiệu lực và Raoul Wallenberg đến trong nhiệm vụ cứu trợ của mình, toàn bộ Hungary (ngoại trừ Budapest) đã trở thành judenrein ("không có người Do Thái")."[14]
Świebocki, Henryk biên tập (2002). London has been informed ... Reports by Auschwitz Escapees. Oświęcim: Auschwitz-Birkenau State Museum. 169–274. ISBN83-88526-20-0.
Fleming, Michael (2014). Auschwitz, the Allies and Censorship of the Holocaust. Cambridge: Cambridge University Press.
Zimmerman, Joshua D. (2015). The Polish Underground and the Jews, 1939–1945. New York: Cambridge University Press.
Szabó, Zoltán Tibori (2011). “The Auschwitz Reports: Who Got Them, and When?”. Trong Braham, Randolph L.; vanden Heuvel, William (biên tập). The Auschwitz Reports and the Holocaust in Hungary. New York: Columbia University Press.
Kranzler, David (2000). The Man Who Stopped the Trains to Auschwitz: George Mantello, El Salvador, and Switzerland's Finest Hour. Syracuse: Syracuse University Press.
Braham, Randolph L. (2016a). The Politics of Genocide: The Holocaust in Hungary. 1. New York: Columbia University Press. ISBN978-0880337113.
Braham, Randolph L. (2011). “Hungary: The Controversial Chapter of the Holocaust”. Trong Braham, Randolph L.; Vanden Heuvel, William (biên tập). The Auschwitz Reports and the Holocaust in Hungary. New York: Columbia University Press. tr. 29–49. ISBN978-0880336888.
Bối cảnh Summer Pocket được đặt vào mùa hè trên hòn đảo Torishirojima. Nhân vật chính của chúng ta, Takahara Hairi sống ở thành thị, nhưng vì một sự việc xảy ra nên anh mượn cớ cái chết gần đây của bà ngoại để đến hòn đảo này với lí do phụ giúp người dì dọn dẹp đồ cổ của người bà quá cố