Bắt đầu học cấp 1 là một sự kiện quan trọng ở Đức. Đó là một nghi lễ trưởng thành - gần như giống như lễ tốt nghiệp hoặc lễ cưới. Phụ huynh đầu tư rất nhiều để tặng quà cho con học sinh lớp 1 của họ. Điều đặc biệt nhất trong ngày này là chiếc túi quà hình chiếc sừng.
Ngày đầu tiên vào lớp 1 là một bước ngoặt quan trọng của trong cuộc đời mỗi đứa trẻ ở Đức và với gia đình chúng. Ở Đức, việc học bắt đầu từ lớp 1, chứ không phải mẫu giáo hay lớp pre-K, nên có một khoảng tách biệt rõ ràng giữa việc đến nhà trẻ và đến trường 12-13 năm tới. Đó là lí do mà ngày đầu tiên đi học được tổ chức long trọng đến vậy.
Đây là một truyền thống lâu đời và đóng một vai trò quan trọng trong ngày đầu tiên đi học của trẻ em Đức. Túi quà là biểu tượng của một giai đoạn mới - nó chứa đầy đồ ngọt, đồ chơi và đồ dùng học tập. Nó được biết với tên gọi "túi đường" vào cuối thế kỉ 18
Phần lớn trẻ em 6 tuổi sẽ nhập học vào tháng 8 hoặc tháng 9, tùy vào từng bang của Đức. Nhiều bé đã học Mẫu giáo trước đó và đã làm quen với cuộc sống trong một cộng đồng. Tuy vậy trường học vẫn là bước ngoặt với trẻ và gia đình
Trước ngày đi học, mỗi đứa học sinh lớp 1 đều sẽ được nhận một chiếc cặp. Những chiếc cặp này rất chắc chắn để đảm bảo sách vở không bị rách. Những chiếc ba lô đeo sau lưng luôn được ưa chuộng nhất. Tụi nhỏ rất quan tâm đến mẫu mã và màu sắc. Các bé nam thường thích Superman, còn các bé nữ ưa chuộng ngựa và các hình ảnh động vật.
Trong cặp sách của học sinh Đức thường sẽ có đồ dùng như bút, tập hồ sơ, thước kẻ. Và điều quan trọng nhất là bánh mì. Tuy là các trường học vẫn hỗ trợ bữa trưa cho học sinh, những học sinh mới vẫn thích được ăn một bữa sáng ngon lành.
Một bức hình chụp lại ngày đầu tiên đi học là không thể thiếu. Những đứa trẻ sẽ ôm chiếc túi quà - bự gần bằng chúng - trong tay, và thỉnh thoảng có chụp cùng các bảng có chữ "Ngày đầu tiên đi học của tôi". Một vài bé sẽ thấy rất tự hào, tuy nhiên một số lại thấy việc này rất phiền toái.
Ngày đầu tiên đi học là ngày khai giảng và ba mẹ, người thân hay cha đỡ đầu của trẻ sẽ được mời tới dự. Ngoài ra ở một vài nơi cũng có nghi lễ thờ cúng để cầu nguyện những điều tốt lành nhất cho con đường học vấn của trẻ. Có một vài trường cũng có lễ cho các học sinh đạo Hồi.
Ngày đầu tiên đi học các em sẽ được chào đón rất nồng nhiệt. Nhiều trường các em còn có các "ba đỡ đầu" ở trường là các anh chị năm 3,4. Họ sẽ hỗ trợ các bé này làm quen với trường học.
Ngày khai giảng các em cũng được tham quan trường. Các bé sẽ được chỉ cho lớp học của mình. Một trường học thường có rất nhiều lớp học như A,B,C,D ... vân vân. Ngày tiếp theo lí tưởng nhất thì các em sẽ tự tìm ra lớp học của mình còn không sẽ có sự giúp đỡ của các "cha đỡ đầu"
Sau buổi lễ chính thức, các gia đình thêm một bữa tiệc tại gia. Ông bà, người thân, bạn bè và "cha đỡ đầu" ở trường sẽ được mời đến, bữa tiệc sẽ có cà phê, bánh, và rất nhiều cái ôm hôn cho đứa trẻ. Quan trọng nhất là mở túi quà
Ngày tiếp theo ở trường, trẻ sẽ bắt đầu tham gia vào các tiết học và học kéo dài 12 đến 13 năm nữa. Trẻ sẽ học đọc, viết và tính toán.
Những bức tranh trên đã cho thấy những nghi lễ quan trọng vào ngày này. Nghi lễ quan trọng nhất là “Schultüte” hay còn gọi là chiếc túi quà. Nhà văn hóa dân gian Christiane Cantauw đã nói với DW nguồn gốc của truyền thống này, chúng chứa những quà gì cũng như việc các trẻ em tị nạn cũng được nhận túi quà khi đi học.
DW: Liệu có phải việc đi học quá đáng sợ nên người Đức đã an ủi trẻ bằng những món quà như Schultüte - một túi giấy hình nón chứa đồ ngọt và quà không?
Cantauw: Đó là một câu hỏi hay nhưng đó không phải là lí do có nguồn gốc này. Ngược lại nghi thức này để thể hiện rõ rằng vị thế của đứa trẻ đã thay đổi. Sự chuyển đổi này liên quan đến nhiều thay đổi cho đứa trẻ và gia đình, và đó là điều mọi người muốn nhấn mạnh thông qua nghi lễ này.
DW: Bà có thể giải thích khi nào truyền thống túi quà bắt đầu và tại sao không?
Cantauw: Những tài liệu đầu tiên viết vào nó là vào cuối thế kỉ 18. Tại thời điểm đó thì những chiếc túi hình nón chưa có sẵn. Người ta sử dụng giấy gói hình nón ở những tiệm đồ ngọt để gói kẹo bánh.
Các tài liệu cũ hơn đến từ những vùng nằm ngay giữa Đức ngày nay, bao gồm Thuringia, Saxony, Saxony-Anhalt và có lẽ còn Rhineland-Palatinate. Đó là những vùng chính mà truyền thống này đã lan rộng - chúng tạo thành một vành đai ở trung tâm nước Đức. Đó cũng chính là khu vực mà xung quanh nó đã phát triển nhiều truyền thống phức tạp về túi quà.
Chiếc túi nón chính nó không phải là một truyền thống, nó là một phần của một truyền thống lớn hơn và thực ra cũng chỉ là bao bì. Đôi khi nó cũng được tặng cho những người trẻ bắt đầu học nghề. Điều này cho thấy nó được coi là một biểu tượng cho một khởi đầu mới.
DW: Trong quá khứ, trong túi quà chứa những thứ gì?
Cantauw: Trong túi quà thời xưa thì vẫn chứa những đồ như hiện nay. Vì vậy người ta gọi nó là túi đường vì thường chứa nhiều đồ ngọt. Ngày nay, trong túi quà vẫn còn chứa kẹo, đồ chơi và đồ dùng học tập.
DW: Truyền thống/phong tục này có còn được duy trì trong vài thế kỷ qua - kể cả trong các cuộc chiến tranh thế giới không?
Cantauw: Trong khu vực chính của thông lệ này, người ta đã nỗ lực tiếp tục thực hiện việc này vì nó được coi là rất quan trọng. Tất nhiên, trong các cuộc chiến tranh thế giới, chúng ta gặp phải vấn đề là không có đủ đồ để bỏ vào túi quà - đặc biệt là đối với những người nghèo. Sau đó, người ta thử một cách khác: túi quà thực ra chỉ là một loại bao bì đóng gói. Điều đó có nghĩa là bạn thậm chí không thể nhìn vào bên trong và nó sẽ không được mở cho đến khi bạn về đến nhà. Nghĩa là nếu tôi không đủ khả năng kinh tế để đặt đầy quà vào túi quà, tôi có thể đơn giản nhét đầy. Thường thì người ta sẽ bỏ vào đó những thứ như khoai tây và giấy. Tôi đã đọc một trường hợp một cái giày gỗ được bỏ vào túi quà. Điều này cho thấy rằng biểu tượng một đứa trẻ bắt đầu đi học rất quan trọng đến mức người ta không muốn bỏ qua truyền thống này.
DW: Hiện tại, nền kinh tế Đức đang phát triển khá tốt. Truyền thống túi quà đã thay đổi như thế nào trong vài năm qua?
Cantauw: Giống như nhiều thứ khác, nó đã được cường điệu hóa. Người ta tiêu quá nhiều tiền cho nó. Chỉ riêng chiếc túi quà, họ tiêu từ 3 đến 40 euro (3,40-45,30 đô la Mỹ). Tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát nhỏ và không đại diện tại Münster, nơi không phải là một trong những vùng chính của truyền thống này. Ba phần tư trong số những người được khảo sát nói họ tự làm túi quà, trong khi một phần tư còn lại nói họ đi mua bên ngoài.
Sau đó, bạn phải trả tiền cho quà bên trong. Những người được khảo sát nói họ tiêu từ 5 euro - có trường hợp lên đến 100 euro. Đó là một số tiền lớn, nhưng chỉ là phần nhỏ của tảng băng chìm.
Ở khu vực mà các chiếc túi quà phổ biến nhất, người ta tặng một đứa trẻ lớp 1 không chỉ một túi quà, mà rất nhiều túi. Sau đó, họ còn đặt một cái bánh từ tiệm bánh địa phương có tên của đứa trẻ trên bánh. Ở Saxony-Anhalt, đó là một thói quen rất phổ biến. Từ thế kỷ 19, người ta đã dành nhiều ngày để làm bánh, lập kế hoạch và tổ chức để kỷ niệm cùng với người thân và hàng xóm. Và họ cũng mua quà cho các em nhỏ của hàng xóm.
DW: Hiện nay có nhiều trẻ em tị nạn mới đến các trường học ở Đức. Nếu cha mẹ của họ không quen thuộc với truyền thống này, thì các em sẽ lạc lõng. Làm thế nào để xử lý tình huống này?
Cantauw: Ở Leipzig đã tổ chức quyên góp tiền để có thể tặng túi quà cho tất cả trẻ em. Điều này đã làm cho nhiều trẻ em có thể cầm một chiếc túi quà trong tay. Tại Leipzig, có chương trình gọi là "Aktion Zuckertüte" do Quỹ Trẻ em Leipzig tổ chức. Điều này dành cho tất cả cư dân Leipzig, không chỉ riêng cho người tị nạn, mà còn cho những người không đủ khả năng tài chính.
Một điều thú vị là những người đã sống ở Đức trong một thời gian dài đã biết đến truyền thống này. Ngay cả những cha mẹ không được tặng túi quà khi còn nhỏ cũng sẽ tặng lại túi quà cho con cái của họ.
DW: Nếu bạn phải đóng gói một chiếc túi quà cho con của bạn trong tuần này, bạn sẽ đặt gì vào đó?
Cantauw: Chắc chắn là không thể thiếu đồ dùng học tập, đồ chơi và kẹo. Tôi sẽ cố gắng để không đặt quá nhiều thứ. Quan trọng nhất là tạo ra sự bất ngờ - và việc có một chiếc túi quà sẽ khiến trẻ cảm thấy đặc biệt hơn.
Ngày đầu tiên vào lớp 1 là một bước ngoặt quan trọng của trong cuộc đời mỗi đứa trẻ ở Đức và với gia đình chúng. Ở Đức, việc học bắt đầu từ lớp 1, chứ không phải mẫu giáo hay lớp pre-K, nên có một khoảng tách biệt rõ ràng giữa việc đến nhà trẻ và đến trường 12-13 năm tới. Đó là lí do mà ngày đầu tiên đi học được tổ chức long trọng đến vậy.
Một chiếc túi đầy quà |
Đây là một truyền thống lâu đời và đóng một vai trò quan trọng trong ngày đầu tiên đi học của trẻ em Đức. Túi quà là biểu tượng của một giai đoạn mới - nó chứa đầy đồ ngọt, đồ chơi và đồ dùng học tập. Nó được biết với tên gọi "túi đường" vào cuối thế kỉ 18
Những đứa trẻ sẽ bắt đầu một cuộc sống mới |
Phần lớn trẻ em 6 tuổi sẽ nhập học vào tháng 8 hoặc tháng 9, tùy vào từng bang của Đức. Nhiều bé đã học Mẫu giáo trước đó và đã làm quen với cuộc sống trong một cộng đồng. Tuy vậy trường học vẫn là bước ngoặt với trẻ và gia đình
Những chiếc cặp đi học |
Trước ngày đi học, mỗi đứa học sinh lớp 1 đều sẽ được nhận một chiếc cặp. Những chiếc cặp này rất chắc chắn để đảm bảo sách vở không bị rách. Những chiếc ba lô đeo sau lưng luôn được ưa chuộng nhất. Tụi nhỏ rất quan tâm đến mẫu mã và màu sắc. Các bé nam thường thích Superman, còn các bé nữ ưa chuộng ngựa và các hình ảnh động vật.
Bữa ăn sáng của học sinh |
Trong cặp sách của học sinh Đức thường sẽ có đồ dùng như bút, tập hồ sơ, thước kẻ. Và điều quan trọng nhất là bánh mì. Tuy là các trường học vẫn hỗ trợ bữa trưa cho học sinh, những học sinh mới vẫn thích được ăn một bữa sáng ngon lành.
Chụp hình lại ngày đầu tiên đi học |
Một bức hình chụp lại ngày đầu tiên đi học là không thể thiếu. Những đứa trẻ sẽ ôm chiếc túi quà - bự gần bằng chúng - trong tay, và thỉnh thoảng có chụp cùng các bảng có chữ "Ngày đầu tiên đi học của tôi". Một vài bé sẽ thấy rất tự hào, tuy nhiên một số lại thấy việc này rất phiền toái.
Cầu nguyện cho khởi đầu mới |
Ngày đầu tiên đi học là ngày khai giảng và ba mẹ, người thân hay cha đỡ đầu của trẻ sẽ được mời tới dự. Ngoài ra ở một vài nơi cũng có nghi lễ thờ cúng để cầu nguyện những điều tốt lành nhất cho con đường học vấn của trẻ. Có một vài trường cũng có lễ cho các học sinh đạo Hồi.
Sự chào đón từ các học sinh lớn hơn |
Ngày đầu tiên đi học các em sẽ được chào đón rất nồng nhiệt. Nhiều trường các em còn có các "ba đỡ đầu" ở trường là các anh chị năm 3,4. Họ sẽ hỗ trợ các bé này làm quen với trường học.
Làm quen với lớp học |
Ngày khai giảng các em cũng được tham quan trường. Các bé sẽ được chỉ cho lớp học của mình. Một trường học thường có rất nhiều lớp học như A,B,C,D ... vân vân. Ngày tiếp theo lí tưởng nhất thì các em sẽ tự tìm ra lớp học của mình còn không sẽ có sự giúp đỡ của các "cha đỡ đầu"
Tiệc tại gia |
Sau buổi lễ chính thức, các gia đình thêm một bữa tiệc tại gia. Ông bà, người thân, bạn bè và "cha đỡ đầu" ở trường sẽ được mời đến, bữa tiệc sẽ có cà phê, bánh, và rất nhiều cái ôm hôn cho đứa trẻ. Quan trọng nhất là mở túi quà
Ngày thứ hai ở trường |
Ngày tiếp theo ở trường, trẻ sẽ bắt đầu tham gia vào các tiết học và học kéo dài 12 đến 13 năm nữa. Trẻ sẽ học đọc, viết và tính toán.
Những bức tranh trên đã cho thấy những nghi lễ quan trọng vào ngày này. Nghi lễ quan trọng nhất là “Schultüte” hay còn gọi là chiếc túi quà. Nhà văn hóa dân gian Christiane Cantauw đã nói với DW nguồn gốc của truyền thống này, chúng chứa những quà gì cũng như việc các trẻ em tị nạn cũng được nhận túi quà khi đi học.
DW: Liệu có phải việc đi học quá đáng sợ nên người Đức đã an ủi trẻ bằng những món quà như Schultüte - một túi giấy hình nón chứa đồ ngọt và quà không?
Cantauw: Đó là một câu hỏi hay nhưng đó không phải là lí do có nguồn gốc này. Ngược lại nghi thức này để thể hiện rõ rằng vị thế của đứa trẻ đã thay đổi. Sự chuyển đổi này liên quan đến nhiều thay đổi cho đứa trẻ và gia đình, và đó là điều mọi người muốn nhấn mạnh thông qua nghi lễ này.
DW: Bà có thể giải thích khi nào truyền thống túi quà bắt đầu và tại sao không?
Cantauw: Những tài liệu đầu tiên viết vào nó là vào cuối thế kỉ 18. Tại thời điểm đó thì những chiếc túi hình nón chưa có sẵn. Người ta sử dụng giấy gói hình nón ở những tiệm đồ ngọt để gói kẹo bánh.
Các tài liệu cũ hơn đến từ những vùng nằm ngay giữa Đức ngày nay, bao gồm Thuringia, Saxony, Saxony-Anhalt và có lẽ còn Rhineland-Palatinate. Đó là những vùng chính mà truyền thống này đã lan rộng - chúng tạo thành một vành đai ở trung tâm nước Đức. Đó cũng chính là khu vực mà xung quanh nó đã phát triển nhiều truyền thống phức tạp về túi quà.
Chiếc túi nón chính nó không phải là một truyền thống, nó là một phần của một truyền thống lớn hơn và thực ra cũng chỉ là bao bì. Đôi khi nó cũng được tặng cho những người trẻ bắt đầu học nghề. Điều này cho thấy nó được coi là một biểu tượng cho một khởi đầu mới.
DW: Trong quá khứ, trong túi quà chứa những thứ gì?
Cantauw: Trong túi quà thời xưa thì vẫn chứa những đồ như hiện nay. Vì vậy người ta gọi nó là túi đường vì thường chứa nhiều đồ ngọt. Ngày nay, trong túi quà vẫn còn chứa kẹo, đồ chơi và đồ dùng học tập.
DW: Truyền thống/phong tục này có còn được duy trì trong vài thế kỷ qua - kể cả trong các cuộc chiến tranh thế giới không?
Cantauw: Trong khu vực chính của thông lệ này, người ta đã nỗ lực tiếp tục thực hiện việc này vì nó được coi là rất quan trọng. Tất nhiên, trong các cuộc chiến tranh thế giới, chúng ta gặp phải vấn đề là không có đủ đồ để bỏ vào túi quà - đặc biệt là đối với những người nghèo. Sau đó, người ta thử một cách khác: túi quà thực ra chỉ là một loại bao bì đóng gói. Điều đó có nghĩa là bạn thậm chí không thể nhìn vào bên trong và nó sẽ không được mở cho đến khi bạn về đến nhà. Nghĩa là nếu tôi không đủ khả năng kinh tế để đặt đầy quà vào túi quà, tôi có thể đơn giản nhét đầy. Thường thì người ta sẽ bỏ vào đó những thứ như khoai tây và giấy. Tôi đã đọc một trường hợp một cái giày gỗ được bỏ vào túi quà. Điều này cho thấy rằng biểu tượng một đứa trẻ bắt đầu đi học rất quan trọng đến mức người ta không muốn bỏ qua truyền thống này.
DW: Hiện tại, nền kinh tế Đức đang phát triển khá tốt. Truyền thống túi quà đã thay đổi như thế nào trong vài năm qua?
Cantauw: Giống như nhiều thứ khác, nó đã được cường điệu hóa. Người ta tiêu quá nhiều tiền cho nó. Chỉ riêng chiếc túi quà, họ tiêu từ 3 đến 40 euro (3,40-45,30 đô la Mỹ). Tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát nhỏ và không đại diện tại Münster, nơi không phải là một trong những vùng chính của truyền thống này. Ba phần tư trong số những người được khảo sát nói họ tự làm túi quà, trong khi một phần tư còn lại nói họ đi mua bên ngoài.
Sau đó, bạn phải trả tiền cho quà bên trong. Những người được khảo sát nói họ tiêu từ 5 euro - có trường hợp lên đến 100 euro. Đó là một số tiền lớn, nhưng chỉ là phần nhỏ của tảng băng chìm.
Ở khu vực mà các chiếc túi quà phổ biến nhất, người ta tặng một đứa trẻ lớp 1 không chỉ một túi quà, mà rất nhiều túi. Sau đó, họ còn đặt một cái bánh từ tiệm bánh địa phương có tên của đứa trẻ trên bánh. Ở Saxony-Anhalt, đó là một thói quen rất phổ biến. Từ thế kỷ 19, người ta đã dành nhiều ngày để làm bánh, lập kế hoạch và tổ chức để kỷ niệm cùng với người thân và hàng xóm. Và họ cũng mua quà cho các em nhỏ của hàng xóm.
DW: Hiện nay có nhiều trẻ em tị nạn mới đến các trường học ở Đức. Nếu cha mẹ của họ không quen thuộc với truyền thống này, thì các em sẽ lạc lõng. Làm thế nào để xử lý tình huống này?
Cantauw: Ở Leipzig đã tổ chức quyên góp tiền để có thể tặng túi quà cho tất cả trẻ em. Điều này đã làm cho nhiều trẻ em có thể cầm một chiếc túi quà trong tay. Tại Leipzig, có chương trình gọi là "Aktion Zuckertüte" do Quỹ Trẻ em Leipzig tổ chức. Điều này dành cho tất cả cư dân Leipzig, không chỉ riêng cho người tị nạn, mà còn cho những người không đủ khả năng tài chính.
Một điều thú vị là những người đã sống ở Đức trong một thời gian dài đã biết đến truyền thống này. Ngay cả những cha mẹ không được tặng túi quà khi còn nhỏ cũng sẽ tặng lại túi quà cho con cái của họ.
DW: Nếu bạn phải đóng gói một chiếc túi quà cho con của bạn trong tuần này, bạn sẽ đặt gì vào đó?
Cantauw: Chắc chắn là không thể thiếu đồ dùng học tập, đồ chơi và kẹo. Tôi sẽ cố gắng để không đặt quá nhiều thứ. Quan trọng nhất là tạo ra sự bất ngờ - và việc có một chiếc túi quà sẽ khiến trẻ cảm thấy đặc biệt hơn.
195
|
9/14/2023 9:06:12 PM