Sophie của Pfalz Sophie von der Pfalz | |||||
---|---|---|---|---|---|
Chân dung Tuyển hầu phu nhân Sophie, bởi Sir Godfrey Kneller | |||||
Tuyển hầu phu nhân xứ Hannover | |||||
Tại vị | 19 tháng 12 năm 1692 – 23 tháng 1 năm 1698 | ||||
Kế nhiệm | Caroline xứ Ansbach | ||||
Thông tin chung | |||||
Sinh | Binnenhof, Den Haag | 14 tháng 10 năm 1630||||
Mất | 8 tháng 6 năm 1714 Hague, Hà Lan | (83 tuổi)||||
An táng | Tu viện Westminster, Luân Đôn | ||||
Chồng | Ernest Augustus, Tuyển hầu xứ Hannover | ||||
| |||||
Hoàng tộc | Nhà Wittelsbach-Simmern Nhà Hannover | ||||
Thân phụ | Frederick V, Tuyển hầu tước xứ Palatine | ||||
Thân mẫu | Elizabeth của Scotland |
Sophie của Pfalz (thường được gọi là Sophie của Hannover; 14 tháng 10 1630 – 8 tháng 6 năm 1714[1]) là Tuyển hầu phu nhân của Hannover từ năm 1692 đến 1698. Bà trở thành người thừa kế ngai vàng của Vương quốc Anh và Vương quốc Ái Nhĩ Lan sau Đạo luật Kế vị 1701. Sau Đạo luật Liên minh 1707 hợp nhất hai nhà nước Anh và Vương quốc Scotland, bà trở thành người thừa kế ngai vàng của Vương quốc Liên hiệp Anh.
Sophie, là cháu ngoại lớn tuổi nhất của vua James I của Anh, đã qua đời 2 tháng trước khi có thể trở thành trở thành nữ vương Anh. Quyền kế vị được chuyển cho con trai lớn của Sophie, Georg Ludwig, Tuyển hầu tước của Hannover, người đã trở thành quốc vương George I vào ngày 1 tháng 8 năm 1714 (Lịch cũ).
Là con gái của Frederick V, Tuyển hầu tước Palatine, và Elizabeth Stuart, chào đời vào năm 1630, Sophie lớn lên tại Cộng hòa Hà Lan, nơi mà gia đình bà bị lưu đày sau Chiến tranh 30 năm. Anh trai của bà, Charles Louis được khôi phục ngôi vị ở Palatinate như một phần của Hòa ước Westphalia. Sophie thành hôn với Ernest Augustus của Brunswick-Lüneburg vào năm 1658. Mặc dù nóng tính và thường xuyên ghen tuông, nhưng Sophie yêu chồng và trước sau đã sinh ra cho ông ta 7 người con còn sống đến tuổi trưởng thành. Mặc dù ban đầu không có tước vị gì, nhưng Ernest Augustus đã kế vị gia tộc Nhà Hannover bằng cuộc tuyển cử năm 1692. Do đó, Sophie trở thành Tuyển hầu phu nhân của Hannover, danh hiệu mà đời sau vẫn dùng để gọi bà. Bà còn là một người bảo trợ nghệ thuật khi ủy quyền xây dựng cung điện và vườn Herrenhausen và đỡ đầu cho những triết gia như Gottfried Leibniz và John Toland.
Sophie là con gái của Frederick V, Tuyển hầu tước Pfalz, và Elizabeth Stuart, còn được biết đến như "Nhà vua và Nữ hoàng của Bohemia" bởi thời gian cai trị ngắn ngủi của họ tại đất nước này, Sophie chào đời ở Wassenaer Hof, Hague, Cộng hòa Hà Lan, nơi cha mẹ của bà sống lưu vong sau Trận chiến núi trắng. Thông qua mẫu thân, bà là cháu gái của James I của Anh và VI của Scotland, Nhà vua của Anh và Scotland.[2] Khi chào đời, Sophie được trợ cấp 40 thalers bởi Estates của Friesland. Sophie được người em họ là Charles II của Anh tỏ ý muốn lấy bà, nhưng bà cự tuyệt ông ta vì nghĩ rằng Charles lợi dụng mình để tranh thủ sự giúp đỡ từ những người ủng hộ mẹ bà, Lord William Craven. (cf. Dirk Van der Cruysse: Sophie de Hanovre, Memoires et Lettres de Voyage, Fayard Paris, 1990; also Sophie of Hanover: From Winter Princess to Heiress của Great Britain, J.N. Duggan, Peter Owen, London 2010)
Trước khi thành hôn, Sophie, với địa vị con gái của Frederick V, Tuyển hầu tước Palatine của Rhine, được gọi là Sophie, Công chúa Palatine của Rhein, hay Sophie của Pfalz. Tuyển hầu tước của Palatinate thuộc về gia tộc Calvinist, nhánh lớn của Nhà Wittelsbach, những người Công giáo cai trị Tuyển hầu quốc của Bavaria.
Ngày 30 tháng 9 năm 1658, bà thành hôn với Ernest Augustus, Tuyển hầu tước của Brunswick-Lüneburg, tại Heidelberg, người mà vào năm 1692 đã trở thành Tuyển hầu tước thứ nhất của Hannover. Ernst August là anh em họ thứ hai của mẹ bà, Elizabeth Stuart, người có một đứa chắt nổi tiếng là Christian III của Đan Mạch.
Sophie trở thành bạn thân và một người hâm mộ của Gottfried Leibniz từ khi ông còn là thủ thư trong triều đình Hannover. Tình bạn giữa họ kéo dài từ năm 1676 đến khi bà chết năm 1714. Tình bạn này thể hiện qua việc thường xuyên trao đổi qua thư từ. Tác phẩm xuất bàn lần đầu tiên vào thế kỷ XIX (Klopp 1973), chỉ ra rằng Sophie là một người phụ nữ trí tuệ siêu phàm và đầy tính hiếu kì. Bà có hứng thú với việc đọc các tác phẩm của René Descartes và Baruch Spinoza. Cùng với Ernst Augustus, bà đã cho đại tu Cung điện mùa hè Herrenhausen lập ra rất nhiều khu vườn mới (đến giờ vẫn còn tồn tại) xung quanh cung điện này, cũng là nơi bà qua đời.
Sophie có rất nhiều người con. Đây là danh sách những người sống tới tuổi trưởng thành:
Sophie đã vắng mặt trong khoảng 1 năm, 1664 - 1665, khi bà có một kì nghỉ dài với Ernest Augustus tại Italy, nhưng bà trao đổi thư đều đặn với con trai và quan tâm đến việc dạy dỗ các con, thậm chí nhiều hơn so với khi bà trở về.[3][4] Sau chuyến đi này, bà hạ sinh cho Ernest Augustus bốn người con trai và một người con gái. Trong thư mình viết, Sophie miêu tả con trai lớn của bà là một người có trách nhiệm, có lương tâm và là tấm gương sáng cho cho các anh chị em khác.[5]
Sophie ban đầu phản đối cuộc hôn nhân chính trị giữa con trai bà và Sophie Doroa của Celle, vì mẹ của Sophie Doroa (người không sinh trưởng trong hoàng gia) và có dính líu đến sự hợp pháp của Sophie Dorothea, nhưng cuối cùng đã chấp nhận vì những lợi ích có được cuộc hôn nhân.[6]
Tháng 9 năm 1700, Sophie gặp người em họ của bà, Nhà vua William III của Anh và II của Scotland, tại Loo. Chỉ hai tháng trước đó, Hoàng tử William, Công tước Gloucester, cháu trai nhà vua, và con cái của nữ hoàng tương lai Anne, vừa qua đời. Với việc Wiliam thường xuyên đau ốm và không tái hôn, khả năng kế vị của Sophie tại nước Anh là rất cao.[7]
Một năm sau, Nghị viện Anh thông qua Đạo luật Kế vị 1701 tuyên bố rằng, nếu cả Anne và William III đều không có con được nữa, ngôi vua sẽ được truyền cho "Công chúa tuyệt vời nhất Sophie, Tuyển hầu phu nhân và thái hậu của Hannover" và "người thừa kế theo đạo Kháng Cách của bà".
Sophie được phong làm người kế thừa là một trong những nỗ lực nhằm ngăn cảm sự trở lại của hoàng tử theo Công giáo là James Francis Edward Stuart, người con hợp pháp của vua James II, tự xưng James III & VIII của Anh, cũng như tránh cho ngai vàng rơi vào tay những thành viên hoàng gia khác theo công giáo. Nhiều công đoạn được tiến hành nhằm thu hẹp danh sách kế vị, chỉ còn có người thừa kế Sophie của Hannover là không theo đạo Công giáo và cũng không thành hôn với một giáo dân công giáo Roma. Một số chính trị gia Anh đã cố gắng để đưa Sophie đến Anh để chuẩn bị sẵn sàng cho trường hợp nữ hoàng Anne đột ngột qua đời. Người ta còn lập luận rằng chính sách như vậy là cần thiết để đảm bảo sự kế vị của Sophie, vì người em trai Công giáo của Nữ hoàng đang ở gần London hơn so với Sophie. Tuyển hầu thái phu nhân háo hức chuẩn bị dời tới London[8] nhưng đề nghị này bị từ chối, vì Anne cho rằng hành động như vậy có thể là nhằm mục tiêu ngấm ngầm chống đối bà từ các đối thủ chính trị trong vương quốc Anh. Anne nhận thức được rằng Sophie, người tuy đã lớn tuổi nhưng vẫn còn khá khỏe mạnh, có thể nhận được nhiều sự ủng hộ hơn cả chính nữ hoàng.[9] Sophie hoàn toàn chắc chắn về những gì sẽ diễn ra sau cái chết của Anne, nói: "Những gì Quốc hội thực hiện ngày đó, sẽ không làm lần tiếp theo."[10]
Khi Đạo luật được thông qua năm 1701, Sophie (70 tuổi), năm người con (tuổi từ 35 đến 41), và ba đứa cháu hợp pháp (tuổi từ 14 đên 18) vẫn sống khỏe mạnh. Mặc dù Sophie khi đó đã 71 tuổi, lớn hơn Anne 35 tuổi, bà vẫn sống tốt và khỏe mạnh, và dành phần lớn thời gian và trí lực để đảm bảo sự kế thừa ngôi vua, hoặc cho chính bà hoặc con trai bà.[11] Hiện nay, có khoảng hơn 5.000 con cháu hợp pháp của Sophie, mặc dù không phải tất cả đều nằm trong danh sách kế vị. Đạo luật nhập tịch Sophie 1705 tuyên bố rằng con cháu của Sophie không theo Công giáo đều được nhập tịch Anh[12][13] những người đã giành được quyền công dân của Anh thông qua Đạo luật này bất cứ lúc nào trước khi nó bị bãi bỏ bởi Luật Quốc tịch Anh 1948, vẫn có hiệu lực đến hôm nay.
Mặc dù lớn hơn Nữ vương Anne khá nhiều tuổi, Sophie có sức khỏe tốt hơn hẳn. Theo như Nữ bá tước Bückeburg viết trong một bức thư gửi cho con gái Sophie, Raugravine Luise,[14] ngày 5 tháng 6 năm 1714 thì Sophie đã mắc bệnh do tức giận khi nhận được một bức thư từ nữ hoàng Anne. Hai ngày sau bà tản bộ trong khu vườn Herrenhausen. Khi bà đang cố gắng tìm chỗ nấp khi một trận mưa bất ngờ đổ xuống, thì bất ngờ đột quỵ và qua đời ở tuổi 83, có thể nói là bà sống rất thọ so với mặt bằng chung của thời đó.[15] Chỉ hơn một tháng sau, vào tháng 8, Nữ hoàng Anne chết ở tuổi 49. Do Sophie đã qua đời trước, nên ngôi báu thuộc về người con trai lớn nhất của bà, George Louis.
Tuyển hầu tước George Louis của Hannover (1660–1727) trở thành người kế vị ngai vàng ở Anh, và vài tuần ông sau ông chính thức đăng cơ kế vị Anne, tức là vua George I. Con gái Sophie là Sophie Charlotte của Hannover (1668 – 1705) thành hôn với Frederick I của Phổ, sinh ra vua Frederick Wilhelm.