Tàu hơi nước Willie

Tàu hơi nước Willie
Một ảnh chụp từ bộ phim, cho thấy Chuột Mickey đang điều khiển con tàu hơi nước Willie
Đạo diễn
Cốt truyện
Sản xuất
Diễn viênWalt Disney
Âm nhạc
Hoạt hình
Xử lý màuTrắng đen
Hãng sản xuất
Phát hành
Công chiếu
  • 18 tháng 11 năm 1928 (1928-11-18) (Mỹ)
Thời lượng
7 phút 47 giây
Quốc gia Hoa Kỳ

Tàu hơi nước Willie (tên gốc: Steamboat Willie) là một bộ phim hoạt hình ngắn của Hoa Kỳ năm 1928, do Walt DisneyUb Iwerks đạo diễn. Tàu hơi nước Willie được hãng Walt Disney Studios sản xuất và phát hành bởi Celebrity Productions. Bộ phim này được xem là sự ra mắt của nhân vật Chuột Mickey và cô bạn gái Minnie, dù cả hai từng xuất hiện nhiều tháng trước trong một buổi chiếu thử phim Plane Crazy.[1] Tàu hơi nước Willie là bộ phim sản xuất thứ ba của Mickey, nhưng là phim đầu tiên được phát hành chính thức, sau khi Walt Disney xem The Jazz Singer và mong muốn thực hiện một bộ phim hoạt hình lồng tiếng đầy đủ đầu tiên.[2]

Tàu hơi nước Willie là bộ phim hoạt hình Disney lồng tiếng đầu tiên, bao gồm tiếng của nhân vật và nhạc nền. Đây cũng là phim hoạt hình đầu tiên chứa nhạc phim trong giai đoạn hậu kỳ hoàn chỉnh, khác biệt so với những bộ phim lồng tiếng vào thời gian đó như Song Car-Tunes (1924–1927) của hãng Inkwell Studios và Dinner Time (1928) của Van Beuren Studios.[3] Âm nhạc do Wilfred Jackson và Bert Lewis dàn dựng, bao gồm bài hát "Steamboat Bill" (phổ biến bởi giọng ca baritone của Arthur Collins) và "Turkey in the Straw", được sử dụng phổ biến vào những năm 1910. Tựa đề bộ phim là sự bắt chước tên bộ phim Steamboat Bill Jr. của Buster Keaton,[4] và bài hát của Collins. Walt Disney thể hiện tất cả giọng nói trong bộ phim, dù có rất ít đoạn hội thoại diễn ra.[5]

Phim trình chiếu tại Universal's Colony Theatre (nay là Nhà hát Broadway, New York) vào ngày 18 tháng 11 năm 1928.[6] Phim trình chiếu trong 2 tuần và Disney được trả 500 USD mỗi tuần, một con số lớn lúc bấy giờ.[7] Bộ phim được giới chuyên môn nhiệt liệt khen ngợi không chỉ vì giới thiệu một trong những nhân vật hoạt hình nổi tiếng nhất thế giới, mà còn về sự đột phá về kỹ thuật hoạt họa. Năm 1994, thành viên của cộng đồng hoạt hình bình chọn Tàu hơi nước Willie vào quyển sách The 50 Greatest Cartoons. Tác phẩm được Viện phim Mỹ chọn lưu trữ vào năm 1998,[2] và trở thành tài sản công hữu vào ngày 1 tháng 1 năm 2024 sau khi Disney hết hạn sở hữu bản quyền của tác phẩm này.

Thường có thông tin sai lầm cho là Tàu hơi nước Willie là bộ phim hoạt hình đầu tiên với âm thanh. Từ năm 1924 đã có vài phim hoạt hình có âm thanh được sản xuất như là My Old Kentucky Home (1926) của Max FleischerDinner Time (1928) của Paul Terry.[8] Nhưng Tàu hơi nước Willie là bộ phim hoạt hình với âm thanh đầu tiên mà đạt đến một đối tượng rộng hơn và là phim hoạt hình có lồng tiếng đầu tiên của hãng Disney. Để đồng bộ hóa âm thanh nhân tạo với những hình ảnh của một phim hoạt hình, quy trình sản xuất đặc biệt được phát triển bởi hãng phim Disney, mà công ty bảo đảm một lợi thế công nghệ trong nhiều năm.

Nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Mickey làm việc với thuyền trưởng Pete[a] trên một con tàu hơi nước. Mickey huýt sáo vui vẻ trên boong và lái tàu cho đến khi Pete giận dữ ném cậu ra khỏi buồng lái. Một lát sau, họ nhận một con bò như hàng hóa từ bến cảng. Minnie xuất hiện tại bến cảng nhưng không thể lên tàu. Mickey giúp đỡ Minnie lên tàu, trong khi đó Minnie làm rơi bản nốt nhạc Turkey in the Straw và bị một con dê ăn mất. Sau đó Minnie xoáy đuôi của con dê giống như một máy quay đĩa chơi bài nhạc. Mickey dùng các đồ vật khác nhau và sử dụng thú vật để làm nhạc cụ, bao gồm cả con bò, với răng nhịp như một mộc cầm.[9][10][11] Bị tiếng động làm giật mình, Pete tóm lấy cả Mickey và Minnie, và bắt phạt Mickey gọt vỏ khoai tây. Con vẹt thích chí cười mỉa mai, và rồi bị Mickey ném ra khỏi tàu trong sự vui sướng của cậu.

Lịch sử phát hành

[sửa | sửa mã nguồn]
Nhà hát Broadway tại New York, nơi trình chiếu Tàu hơi nước Willie lần đầu tiên vào năm 1928.
  1. ^ Nguyên tên nhân vật là Black Pete, còn gọi là Mèo Karlo trong tiếng Đức hay Pat Hibulaire trong tiếng Pháp.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Phim Plane Crazy sau đó được dời lại và phát hành chính thức vào ngày 17 tháng 3 năm 1929)
  2. ^ a b Tàu hơi nước Willie trên Internet Movie Database
  3. ^ Steamboat Willie (1929) Lưu trữ 2011-11-21 tại Wayback Machine at Screen Savour
  4. ^ Main Street Cinema website, published by Disney, mentions the connection between the films.
  5. ^ The only spoken words are when Pete mutters "Get down there!" and several times the parrot says "Help! Man overboard!" and "Hope you don't feel hurt, big boy!" - see here
  6. ^ Broadway Theater Broadway | The Shubert Organization Lưu trữ 2012-11-12 tại Wayback Machine 1691 Broadway, between 52nd and 53rd streets, now The Broadway Theater.
  7. ^ a b Steamboat Willie Lưu trữ 2008-03-27 tại Wayback Machine at The Encyclopedia of Disney Animated Shorts
  8. ^ Finch, Christopher (1995). The Art of Walt Disney from Mickey Mouse to the Magic Kingdom. New York: Harry N. Abrahms, Inc., Publishers. tr. 23. ISBN 0-8109-2702-0.
  9. ^ The Musical Comedy Films of Grigorii Aleksandrov.
  10. ^ New Scientist.
  11. ^ The New Illustrated Treasury of Disney Songs.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Một số thông tin về Đại quỷ tộc [Ogre] (Quỷ lớn) Tensura
Một số thông tin về Đại quỷ tộc [Ogre] (Quỷ lớn) Tensura
Trái ngược với Tử quỷ tộc [Goblin] (Quỷ nhỏ), đây là chủng tộc mạnh mẽ nhất trong Đại sâm lâm Jura (tính đến thời điểm trước khi tên trai tân nào đó bị chuyển sinh đến đây).
SPAC là gì và vì sao Vinfast lựa chọn SPAC để niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq?
SPAC là gì và vì sao Vinfast lựa chọn SPAC để niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq?
Trong niềm tự hào vì 1 công ty Việt Nam có thể niêm yết trên 1 trong những sàn giao dịch chứng khoán nổi tiếng nhất thế giới là Nasdaq của Mỹ
Anime Super Cup Vietsub
Anime Super Cup Vietsub
Tự do trong sự cô đơn, Koguma tìm thấy một chiếc xe máy
Vì sao phải đổi căn cước công dân thành căn cước?
Vì sao phải đổi căn cước công dân thành căn cước?
Luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành từ 1.7, thay thế luật Căn cước công dân. Từ thời điểm này, thẻ căn cước công dân (CCCD) cũng chính thức có tên gọi mới là thẻ căn cước (CC)