Tác động môi trường của Chiến tranh Việt Nam

Một máy bay của Không quân Mỹ đang phun thuốc diệt cỏ ở Việt Nam.

Chiến tranh Việt Nam đã có tác động lớn và lâu dài đến môi trường của những quốc gia bị ảnh hưởng. Môi trường Việt Nam bị suy thoái nghiêm trọng do nạn sử dụng thuốc diệt cỏ, ném bom và các hoạt động quân sự khác.[1] Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lợi dụng địa lý và sinh thái của khu vực này nhằm che giấu hoạt động của mình và di chuyển tài nguyên, chẳng hạn như thông qua mạng lưới địa đạo và đường bộ phức tạp trên đường mòn Hồ Chí Minh. Đáp lại, nước Mỹ bèn ra sức phát triển và triển khai công nghệ cùng chiến dịch hành quân hòng phá rừng và làm sói mòn đất đai, gây ra tác động lớn đến môi trường.[2] Theo thời gian, năng suất nông nghiệp lâu dài ở nhiều vùng của Việt Nam bị giảm sút do nhiều loại chất diệt cỏ và chiến dịch ném bom.[3] Chiến tranh cũng có liên quan đến nạn phá rừng trên diện rộng và ảnh hưởng đến thủy văn của khu vực sông Mê Kông.[4][5]

Thuốc diệt cỏ Rainbow và chất độc da cam

[sửa | sửa mã nguồn]

Mỹ bắt đầu khởi động chiến dịch quân sự dài hạn của họ mang tên Ranch Hand. Mục tiêu là nhằm xóa sổ rừng rậm và thảm thực vật của Việt Nam hòng loại bỏ nguồn tài nguyên đáng giá như thực phẩm tách khỏi Mặt trận Dân tộc Giải phóng và khiến Quân Giải phóng khó ẩn náu hơn trong các khu rừng rộng lớn tại nước này. Chiến dịch này kéo dài từ năm 1962 đến năm 1971, chủ yếu liên quan đến việc sử dụng Thuốc diệt cỏ và Thuốc làm rụng lá, chẳng hạn như Thuốc diệt cỏ Rainbow. Thuốc diệt cỏ Rainbow bao gồm Chất độc màu xanh, Chất độc màu xanh lá cây, Chất độc màu tím, Chất độc màu hồng, Chất độc màu trắng và chất độc khét tiếng nhất là Chất độc da cam có tới vài biến thể. Chất độc màu xanh và tím nằm trong số những chất đầu tiên được đem ra dùng trong chiến dịch, tiếp theo là Chất độc màu xanh lá cây và Chất độc màu hồng, và cuối cùng là Chất độc màu trắng và da cam.[6]

Chất độc da cam chiếm 61% lượng thuốc diệt cỏ được sử dụng trong toàn bộ chiến dịch và đưa vào dùng 3 năm sau khi chiến dịch này bắt đầu. Người ta ước tính rằng 90% lượng chất độc da cam được dùng để phá rừng vì đây là loại hiệu quả nhất trong 6 loại chất độc khi phá hủy rừng và thảm thực vật. Rừng ở Việt Nam đặc biệt dễ bị loại hóa chất như chất độc da cam này ảnh hưởng và đến cuối chiến dịch kéo dài suốt 9 năm, 11 triệu gallon chất độc da cam đã được thả xuống khu vực này, bao gồm Lào, Campuchia và chủ yếu là Việt Nam. Những loại thuốc diệt cỏ này không chỉ ảnh hưởng đến cảnh quan của Việt Nam mà còn gây ra những hậu quả thảm khốc cho cơ thể con người. Theo ước tính sơ bộ đã có tới 3 triệu người bị riêng chất độc da cam này ảnh hưởng và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, khiến nhiều người trong số này tử vong. Đến năm 1970, đã có sự sụt giảm trầm trọng trong việc sử dụng các loại thuốc diệt cỏ này do những tranh cãi xoay quanh hoạt động chiến tranh hóa học của Mỹ. Nhiều người, bao gồm cả người Mỹ, đã đặt câu hỏi về tính đạo đức khi áp dụng những loại hóa chất nguy hiểm như vậy, đặc biệt là đối với những công dân bị chất độc này tác động. Chiến tranh hóa học mà nước Mỹ từng sử dụng trong suốt gần một thập kỷ đã góp phần vào sự phản đối chiến tranh của công dân Mỹ.

Thảm thực vật và rừng

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều khu rừng ở Việt Nam, đặc biệt là rừng ngập mặn, chịu tác động rất lớn của chất độc da cam. Đây là một phần lý do tại sao chất độc da cam được dùng nhiều tới như vậy, vì một lượng rất nhỏ của chất này có thể giết chết ngay một cây ngập mặn. Chúng cũng rất phổ biến ở khu vực đó trên thế giới. Vì chất độc da cam quá dồi dào nên việc nước Mỹ sử dụng chất này trở nên hữu ích hơn nhiều. Chiến tranh cũng sử dụng bom hạng nặng và Mỹ đã thả tổng cộng 13 triệu tấn bom xuống Lào, Campuchia và Việt Nam. Thuốc diệt cỏ phá hủy khoảng 7.700 dặm vuông rừng, ước tính chiếm khoảng 6% tổng diện tích đất ở Việt Nam. Tác động của chất độc da cam vẫn tiếp diễn sau chiến tranh và khiến diện tích rừng của Việt Nam giảm 50% vào những năm trong và sau chiến tranh, đạt mức thấp nhất mọi thời đại về diện tích rừng trong thập niên 1980 và 1990.[7]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Orians, Gordon H.; Pfeiffer, E. W. (1970). “Ecological Effects of the War in Vietnam”. Science. 168 (3931): 544–554. doi:10.1126/science.168.3931.544. ISSN 0036-8075. JSTOR 1728609.
  2. ^ “The Origins of Ecocide: Revisiting the Ho Chi Minh Trail in the Vietnam War”. Environment & Society Portal (bằng tiếng Anh). 21 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2024.
  3. ^ Appau, Samuelson; Awaworyi Churchill, Sefa; Smyth, Russell; Trinh, Trong-Anh (1 tháng 10 năm 2021). “The long-term impact of the Vietnam War on agricultural productivity”. World Development. 146: 105613. doi:10.1016/j.worlddev.2021.105613. ISSN 0305-750X.
  4. ^ Lacombe, Guillaume; Pierret, Alain (tháng 10 năm 2013). “Hydrological impact of war-induced deforestation in the Mekong Basin”. Ecohydrology (bằng tiếng Anh). 6 (5): 901–903. doi:10.1002/eco.1395. ISSN 1936-0584.
  5. ^ “Environmental and migratory consequences of the Vietnam War | Environmental Migration Portal”. environmentalmigration.iom.int (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2024.
  6. ^ Herbicides, Institute of Medicine (US) Committee to Review the Health Effects in Vietnam Veterans of Exposure to (1994), “The U.S. Military and the Herbicide Program in Vietnam”, Veterans and Agent Orange: Health Effects of Herbicides Used in Vietnam (bằng tiếng Anh), National Academies Press (US), truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2024
  7. ^ “In War-Scarred Landscape, Vietnam Replants Its Forests”. Yale E360 (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2024.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu anime: Hyouka
Giới thiệu anime: Hyouka
Hyouka (氷菓 - Băng Quả) hay còn có tên là "Kotenbu" (古典部 - Cổ Điển Hội) là 1 series light novel được sáng tác bởi nhà văn Honobu Yonezawa và phát hành bởi nhà xuất bản Kadokawa Shoten
Tóm tắt chương 227: Jujutsu Kaisen
Tóm tắt chương 227: Jujutsu Kaisen
Đầu chương, Kusakabe không hiểu cơ chế đằng sau việc hồi phục thuật thức bằng Phản chuyển thuật thức
[Chap 1] Cậu của ngày hôm nay cũng là tất cả đáng yêu
[Chap 1] Cậu của ngày hôm nay cũng là tất cả đáng yêu
Truyện ngắn “Cậu của ngày hôm nay cũng là tất cả đáng yêu” (Phần 1)
Vì sao Độ Mixi lại nổi tiếng đến thế?
Vì sao Độ Mixi lại nổi tiếng đến thế?
Quay trở lại vài năm trước, nhắc đến cái tên Mixigaming, chắc hẳn chả mấy ai biết đến