Tâm lý bài người Mã Lai

Biểu tượng thường gắn liền với tâm lý bài người Mã Lai.

Tâm lý bài người Mã Lai (tiếng Anh: Anti-Malay sentiment) là cảm xúc tiêu cực, biểu hiện ở sự thù địch, sợ hãi, không khoan dung hoặc phân biệt chủng tộc chống lại người Mã Lai, văn hóa Mã Lai ở các nước như Thái LanSingapore.

Nam Thái Lan (đặc biệt là tỉnh Pattani) là quê hương của người Mã Lai ở Thái Lan. Vào thế kỷ 18, người Thái chiếm được các tỉnh của người Mã Lai ở miền Nam, người Thái cố ý tránh gọi người dân ở đây là người Mã Lai và thay vào đó họ thường gọi là người Thái hồi giáo.[1] Vì mục đích hội nhập, nhà nước Thái Lan đã bài trừ bản sắc của người Mã Lai.[1] Do những chính sách như vậy, ngày càng hiếm người Mã Lai trẻ tuổi nói tiếng Mã Lai.[2] Người Thái Lan có những thành kiến đối với người Hồi giáo nói chung chứ không chỉ là người Mã Lai.[2]

Hiện nay, những người ly khai Mã Lai ở miền nam Thái Lan đòi hỏi sự độc lập cho các tỉnh mà người Mã Lai Hồi giáo thống trị. Điều này đã dẫn tới những vụ giết người do những người khủng bố Hồi giáo thực hiện. Việc bắt giữ người Mã Lai bừa bãi đã gây ra sự nghi ngờ và oán giận đối với chính quyền Thái Lan trong số người dân địa phương.[3]

Cựu Thủ tướng Thaksin đã tuyên bố một đạo luật quân sự ở miền Nam Thái Lan. Sự cố tại Tak Bai dẫn đến cái chết của một số người Mã Lai[4][5][6]

Singapore đã từng là làng chài của người Mã Lai phát triển mạnh trước khi trở thành thuộc địa của Anh. Theo Biên niên sử Mã Lai, một hoàng tử Sumatra tên Sang Nila Utama đã thành lập Cựu Singapore vào năm 1299.[7] Tuy nhiên, thành phố Singapore hiện đại bắt đầu từ năm 1819 khi được thành lập bởi Sir Stamford Raffles. Dưới chính quyền Anh, một dòng người di dân đặc biệt là từ Trung Quốc và Ấn Độ di cư sang Singapore. Singapore đã gia nhập Liên bang Malaysia vào ngày 16 tháng 9 năm 1963, cùng với các bang Sabah và Sarawak hiện nay của Malaysia. Kể từ khi Singapore tách khỏi Malaysia vào ngày 9 tháng 8 năm 1965, nó đã trở thành một nước cộng hòa đa chủng tộc có chủ quyền, trong đó, người Hoa chiếm đa số.

Vào những năm 1970, tiếng Quan Thoại được truyền bá qua các tiếng Hoa địa phương.[8] Các trường SAP đã được sáng lập để dạy tiếng Quan Thoại cho người Hoa.[8] Các trường Hoa ngữ bắt đầu nhận được trợ cấp của chính phủ trong khi các trường học khác bị bỏ mặc.[8]

Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu đã từng gây ra một cuộc tranh luận về sự trung thành của người Mã Lai với Singapore. .[9] Trước đó, cựu Tổng thống Indonesia Habibie cáo buộc rằng Lực lượng Vũ trang Singapore phân biệt đối xử với người Mã Lai.[10][11] Chính phủ Singapore đã thận trọng trong vấn đề trung thành của Malay. Thủ tướng Lý Hiển Long là người ủng hộ chính sách này.[8] Cũng vì lý do đó, người Mã Lai đã gần như vắng mặt trong danh sách học bổng vũ trang và các vị trí hàng đầu trong lực lượng vũ trang.[8]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Page 42. Jory, Patrick. From "Patani Melayu" to Thai Muslims. ISIM Review. Autumn 2006
  2. ^ a b Page 43. Jory, Patrick. From "Patani Melayu" to Thai Muslims. ISIM Review. Autumn 2006
  3. ^ South arrests need justifying. Bangkok Post. ngày 3 tháng 8 năm 2007.
  4. ^ Thai Premier Blamed For Muslim Massacre Lưu trữ 2007-09-26 tại Wayback Machine
  5. ^ James Cogan (ngày 2 tháng 11 năm 2004). “Outrage over murder of Thai Muslim demonstrators - World Socialist Web Site”. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2015.
  6. ^ “Asian Human Rights Commission”. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2015.
  7. ^ “Archived copy” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2007.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  8. ^ a b c d e Barr, M. Michael. The Charade of Metritocracy Lưu trữ 2012-12-28 tại Wayback Machine. Far Eastern Economic Review. October 2006.
  9. ^ A question of loyalty: the Malays in Singapore Lưu trữ 2017-10-28 tại Wayback Machine. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2007.
  10. ^ Habibie opens fire on Singapore army Lưu trữ 2017-10-24 tại Wayback Machine. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2007.
  11. ^ Richardson, Michael. Indonesia President's Remark Touches a Nerve: Singapore Quickly Denies An Assertion of 'Racism'. International Herald Tribune. ngày 12 tháng 2 năm 1999.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Phổ hiền Rien: Lãnh đạo Lord Tensen - Jigokuraku
Phổ hiền Rien: Lãnh đạo Lord Tensen - Jigokuraku
Rien (Từ điển, Bính âm: Lián), còn được gọi là biệt danh Fugen Jōtei (Từ điển, Nghĩa đen: Shangdi Samantabhadra), là một Sennin cấp Tensen, người từng là người cai trị thực sự của Kotaku, tổ tiên của Tensens, và là người lãnh đạo của Lord Tensen.
Dự đoán Thế cục của Tensura sau Thiên ma đại chiến.
Dự đoán Thế cục của Tensura sau Thiên ma đại chiến.
Leon với kiểu chính sách bế quan tỏa cảng nhiều năm do Carrera thì việc có tham gia đổi mới kinh tế hay không phải xem chính sách của ông này
Liệu Bích Phương có đang loay hoay trong sự nghiệp ca hát
Liệu Bích Phương có đang loay hoay trong sự nghiệp ca hát
Bước vào con đường ca hát từ 2010, dừng chân tại top 7 Vietnam Idol, Bích Phương nổi lên với tên gọi "nữ hoàng nhạc sầu"
Cold  Eyes - Truy lùng siêu trộm
Cold Eyes - Truy lùng siêu trộm
Cold Eyes là một bộ phim hành động kinh dị của Hàn Quốc năm 2013 với sự tham gia của Sol Kyung-gu, Jung Woo-sung, Han Hyo-joo, Jin Kyung và Lee Junho.