Danh sách quốc gia được công nhận hạn chế

  Không được quốc tế công nhận
  Được thiểu số quốc tế công nhận
  Được đa số quốc tế công nhận
  Tình trạng lãnh thổ gây tranh cãi

Danh sách quốc gia được công nhận hạn chế đề cập tới các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ chỉ được công nhận hạn chế là một quốc gia có chủ quyền (theo định nghĩa của Công ước Montevideo) trên phạm vi toàn thế giới. Các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có mặt trong danh sách này khi chính phủ của nó có quyền lực thực tế trên quốc gia, vùng lãnh thổ đó, hoặc nó được công nhận bởi ít nhất 1 quốc gia đã được công nhận ở phạm vi quốc tế. Danh sách này đề cập tới trạng thái địa chính trị thế giới ở thời điểm hiện tại, xem Danh sách quốc gia được công nhận hạn chế trong lịch sử để biết tới các trường hợp tương tự trong quá khứ. Các "quốc gia đã được công nhận" hay "quốc gia đầy đủ" ở đây bao gồm 193 quốc gia thành viên Liên Hợp QuốcThành Vatican (được coi là 1 lãnh thổ có chủ quyền nhưng không phải là thành viên đầy đủ của Liên Hợp Quốc[1]).

Chỉ được các quốc gia không đầy đủ công nhận

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Năm Trạng thái công nhận Thông tin khác Tham khảo
 Transnistria 1990 Theo LHQ, Transnistria không phải quốc gia độc lập từ Moldova. Transnistria được AbkhaziaNam Ossetia công nhận. Quan hệ ngoại giao của Transnistria [2]
 Somaliland 1991 Theo LHQ, Somaliland không phải quốc gia độc lập từ Somalia. Somaliland được Đài Loan công nhận. Quan hệ ngoại giao của Somaliland [3]

Chỉ được thiểu số quốc gia thành viên LHQ công nhận

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Năm Trạng thái công nhận Thông tin khác Tham khảo
 Abkhazia 1992 Theo LHQ, Abkhazia không phải quốc gia độc lập từ Gruzia. Abkhazia được Nga, Syria, Nicaragua, Venezuela, Nauru và 2 quốc gia không phải thành viên LHQ khác là Nam OssetiaTransnistria công nhận.[4] Hai quốc gia thành viên khác của Liên hợp quốcTuvaluVanuatu đã từng công nhận Abkhazia, nhưng sau đó đã rút lại công nhận. Quan hệ ngoại giao của Abkhazia [5][6]
 Kosovo 2008 Theo LHQ, Kosovo không phải quốc gia độc lập từ Serbia. Kosovo được 100 quốc gia thành viên của LHQ và 1 quốc gia không phải thành viên LHQ là Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) công nhận. Bản thân Trung Hoa Dân Quốc chưa được Kosovo công nhận. Quan hệ ngoại giao của Kosovo [7]
 Bắc Síp 1983 Theo LHQ, chính phủ Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ ở Bắc Síp không phải quốc gia độc lập từ Síp. Bắc Síp được chỉ được Thổ Nhĩ Kỳ công nhận. Quan hệ ngoại giao của Bắc Síp [8]
 Nam Ossetia 1991 Theo LHQ, Nam Ossetia không phải quốc gia độc lập từ Gruzia. Nam Ossetia được Nga, Syria, Nicaragua, Venezuela, Nauru và 2 quốc gia không phải thành viên LHQ khác là AbkhaziaTransnistria công nhận.[4]. Quan hệ ngoại giao của Nam Ossetia [6][9]
Cộng hòa Dân chủ Ả Rập Xarauy Tây Sahara 1976 Theo LHQ, Cộng hòa Dân chủ Ả Rập Sahrawi không phải chính phủ có chủ quyền ở vùng Tây Sahara. Cộng hòa Dân chủ Ả Rập Sahrawi được 45 quốc gia thành viên LHQ trong đó có Việt Nam, Liên hiệp châu Phi (trừ Maroc - quốc gia cũng tuyên bố chủ quyền ở Tây Sahara) công nhận. Quan hệ ngoại giao của Tây Sahara [10]
Đài Loan Đài Loan 1949 Theo LHQ, Đài Loan không phải quốc gia độc lập từ Trung Quốc. Đài Loan được 13 quốc gia thành viên của LHQ trong đó có Thành Vatican công nhận.II Quan hệ ngoại giao của Đài Loan [11]

Quan sát viên LHQ và được nhiều quốc gia công nhận

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Năm Trạng thái công nhận Thông tin khác Tham khảo
 Palestine 1988 Palestine được 138 quốc gia thành viên LHQ và Tòa Thánh Vatican công nhận. Tổ chức Giải phóng Palestine (tổ chức đại diện cho người Palestine) có quan hệ chính thức với 37 nước khác. Palestine không được Israel, Hoa Kỳ và một số quốc gia thành viên LHQ khác (gồm phần lớn quốc gia Tây Âu, Châu Đại Dương và một phần Mỹ Latinh) công nhận. Palestine tham gia LHQ với tư cách nhà nước quan sát phi thành viên. Quan hệ ngoại giao của Palestine [12]

Là thành viên LHQ nhưng bị một số quốc gia không công nhận

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Năm Trạng thái công nhận Thông tin khác Tham khảo
Armenia Armenia 1991 Pakistan không công nhận Armenia để ủng hộ Azerbaijan trong vấn đề Nagorno-Karabakh Quan hệ ngoại giao của Armenia [13][14]
 Cộng hòa Síp 1960 Cộng hòa Síp, không được một thành viên LHQ là Thổ Nhĩ Kỳ và một thành viên không phải LHQ là Bắc Síp công nhận, do tranh chấp liên quan đến hòn đảo này. Thổ Nhĩ Kỳ không chấp nhận quyền cai trị của Cộng hòa Síp đối với toàn bộ hòn đảo và gọi nó là "Cơ quan quản lý của Cộng hòa Síp ở Nam Síp". Quan hệ ngoại giao của Síp [15][16]
 Israel 1948 Israel không được 28 nước thành viên Liên hợp quốc và 1 quốc gia không phải thành viên LHQ là Cộng hòa Dân chủ Ả Rập Sahrawi công nhận. Quan hệ ngoại giao của Israel [17]
 Trung Quốc 1949 Trung Quốc không được 13 quốc gia thành viên LHQ và Tòa thánh Vatican công nhận do đã công nhận Đài Loan. Tuy nhiên, cả Trung Quốc lẫn Đài Loan đều không được BhutanGambia công nhận. Quan hệ ngoại giao của Trung Quốc [18]
 CHDCND Triều Tiên 1948 CHDCND Triều Tiên không được Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Israel, Estonia, Botswana,Ukraina, Hoa Kỳ và 1 quốc gia không phải thành viên LHQ là Đài Loan công nhận. Quan hệ ngoại giao của Bắc Triều Tiên [19][20]
 Hàn Quốc 1948 Hàn Quốc không được CHDCND Triều Tiên, CubaSyria công nhận. Quan hệ ngoại giao của Hàn Quốc [21][22]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Non-member State
  2. ^ “Abkhazia: Ten Years On”. BBC 2. 2001. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2008.
  3. ^ Gettleman, Jeffrey (ngày 7 tháng 3 năm 2007). “Somaliland is an overlooked African success story”. International Herald Tribune. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2008.
  4. ^ a b South Ossetia opens embassy in Abkhazia The Tiraspol Times”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2008.
  5. ^ Clogg, Rachel (2001). “Abkhazia: Ten Years On”. Conciliation Resources. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2008.
  6. ^ a b Russia recognises Georgian rebels - BBC, 2008-08-26 [1]
  7. ^ “Kosovo MPs proclaim independence”. BBC News. ngày 17 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2008.
  8. ^ Hadar, Leon (ngày 16 tháng 11 năm 2005). “In Praise of 'Virtual States'. AntiWar. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2008.
  9. ^ Stojanovic, Srdjan (ngày 23 tháng 9 năm 2003). “OCHA Situation Report”. Center for International Disaster Information. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2008.
  10. ^ Sahrawi Arab Democratic Republic (ngày 27 tháng 2 năm 1976). “Sahrawi Arab Democratic Republic”. Western Sahara Online. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2008.
  11. ^ Lewis, Joe (ngày 4 tháng 8 năm 2002). “Taiwan Independence”. Digital Freedom Network. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 12 năm 1998. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2008.
  12. ^ “3.10 - How many countries recognize Palestine as a state?”. Institute for Middle East Understanding. 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2008.
  13. ^ Pakistan Worldview - Report 21 - Visit to Azerbaijan Lưu trữ 2009-02-19 tại Wayback Machine Senate of Pakistan — Senate foreign relations committee, 2008
  14. ^ Nilufer Bakhtiyar: "For Azerbaijan Pakistan does not recognize Armenia as a country" ngày 13 tháng 9 năm 2006 [14:03] - Today.Az
  15. ^ CIA World Factbook (ngày 28 tháng 2 năm 2008). “Cyprus”. Central Intelligence Agency. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2008.
  16. ^ “Cyprus exists without Turkey's recognition: president”. XINHUA. ngày 1 tháng 10 năm 2005. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2008.
  17. ^ Government of Israel (ngày 14 tháng 5 năm 1948). “Declaration of Israel's Independence 1948”. Đại học Yale. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2008.
  18. ^ “Constitution of the People's Republic of China”. International Human Rights Treaties and Documents Database. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2008.
  19. ^ “Declaration of Independence”. TIME. ngày 19 tháng 8 năm 1966. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2008.
  20. ^ Scofield, David (ngày 4 tháng 1 năm 2005). “Seoul's double-talk on reunification”. Asia Times. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2008.
  21. ^ US Library of Congress (ngày 7 tháng 10 năm 2000). “World War II and Korea”. Country Studies. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2008.
  22. ^ Sterngold, James (ngày 3 tháng 9 năm 1994). “China, Backing North Korea, Quits Armistice Commission”. The New York Times. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2008.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Review game Kena: Bridge of Spirits
Review game Kena: Bridge of Spirits
Kena: Bridge of Spirits là một tựa game indie được phát triển bởi một studio Mỹ mang tên Ember Lab - trước đây là một hãng chuyên làm phim hoạt hình 3D và đã rất thành công với phim ngắn chuyển thể từ tựa game huyền thoại Zelda
Sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng
Sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng
Bản vị vàng hay Gold Standard là một hệ thống tiền tệ trong đó giá trị của đơn vị tiền tệ tại các quốc gia khác nhau được đảm bảo bằng vàng (hay nói cách khác là được gắn trực tiếp với vàng.
Advanced JavaScript Features
Advanced JavaScript Features
JavaScript is one of the most dynamic languages. Each year, multiple features are added to make the language more manageable and practical.
Hướng dẫn tải và cài đặt ứng dụng CH Play cho mọi iPhone, iPad
Hướng dẫn tải và cài đặt ứng dụng CH Play cho mọi iPhone, iPad
Được phát triển bởi thành viên của Group iOS CodeVn có tên Lê Tí, một ứng dụng có tên CH Play đã được thành viên này tạo ra cho phép người dùng các thiết bị sử dụng hệ điều hành iOS có thể trải nghiệm kho ứng dụng của đối thủ Android ngay trên iPhone, iPad của mình