Tân Hiệp

Tân Hiệp
Huyện
Huyện Tân Hiệp
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhKiên Giang
Huyện lỵThị trấn Tân Hiệp
Trụ sở UBNDQuốc lộ 80, khu phố Kinh 9, thị trấn Tân Hiệp
Phân chia hành chính1 thị trấn, 10 xã
Thành lập1950
Địa lý
Tọa độ: 10°6′39″B 105°16′46″Đ / 10,11083°B 105,27944°Đ / 10.11083; 105.27944
MapBản đồ huyện Tân Hiệp
Tân Hiệp trên bản đồ Việt Nam
Tân Hiệp
Tân Hiệp
Vị trí huyện Tân Hiệp trên bản đồ Việt Nam
Diện tích422,88 km²
Dân số (2020)
Tổng cộng125.858 người[1]
Thành thị18.102 người (14%)
Nông thôn107.756 người (86%)
Mật độ298 người/km²
Dân tộcKinh, Hoa, Khmer
Khác
Mã hành chính904[2]
Biển số xe68-T1
Websitetanhiep.kiengiang.gov.vn

Tân Hiệp là một huyện thuộc tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Tân Hiệp nằm ở phía đông của tỉnh Kiên Giang, có vị trí địa lý:

Huyện Tân Hiệp có diện tích 422,88 km², dân số năm 2020 là 125.858 người[1], mật độ dân số đạt 298 người/km².

Đây cũng là địa phương có tuyến Đường cao tốc Lộ Tẻ – Rạch Sỏi đi qua đang được khai thác.

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Tân Hiệp có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Tân Hiệp (huyện lỵ) và 10 xã: Tân An, Tân Hiệp A, Tân Hiệp B, Tân Hòa, Tân Hội, Tân Thành, Thạnh Đông, Thạnh Đông A, Thạnh Đông B, Thạnh Trị.

Bản đồ hành chính huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang

Đơn vị hành chính cấp xã Thị trấn

Tân Hiệp

Tân An

Tân Hiệp A

Tân Hiệp B

Tân Hòa

Tân Hội

Tân Thành

Thạnh Đông

Thạnh Đông A

Thạnh Đông B

Thạnh Trị

Diện tích (km²) 31,98 34,99 40,17 34,01 34,96 44,45 31,88 51,54 46,66 29,08 43,15
Dân số (người) 18.102 7.641 11.175 7.679 6.324 13.725 8.905 15.501 16.338 7.679 12.585
Mật độ dân số (người/km²) 566 218 278 232 181 309 279 301 350 264 292
Số đơn vị hành chính 10 khu phố 5 ấp 6 ấp 6 ấp 4 ấp 9 ấp 6 ấp 8 ấp 8 ấp 4 ấp 8 ấp

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước năm 1975

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời Pháp thuộc, ban đầu địa bàn huyện Tân Hiệp ngày nay bao gồm làng Tân Hội, một phần làng Mong Thọ (thuộc quận Châu Thành) và một phần làng Thạnh Hòa (thuộc quận Giồng Riềng) lúc bấy giờ cùng thuộc tỉnh Rạch Giá. Sau này, vào khoảng những năm 20 của thế kỷ XX, thực dân Pháp cho thành lập làng Tân Hiệp thuộc quận Châu Thành, tỉnh Rạch Giá trên cơ sở tách đất từ các làng Tân Hội và Mong Thọ. Về sau, lại lập thêm làng Thạnh Đông trên cơ sở tách đất từ làng Thạnh Hòa.

Khoảng đầu những năm 50 của thế kỷ XX, chính quyền Quốc gia Việt Nam thân Pháp lại cho thành lập quận Tân Hiệp thuộc tỉnh Rạch Giá với các làng trực thuộc: Tân Hiệp, Tân Hội, Thạnh Đông. Tên quận được lấy theo tên làng Tân Hiệp vốn là nơi đặt quận lỵ. Năm 1954, đông đảo đồng bào miền Bắc, phần lớn là theo đạo Thiên Chúa đã di cư vào miền Nam và đến đây lập nghiệp, sinh sống cho đến ngày nay.

Sau năm 1956, các làng gọi làng xã. Năm 1957, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên quận Tân Hiệp cũ thành quận Kiên Tân thuộc tỉnh Kiên Giang. Trong đó, xã Tân Hiệp vẫn là nơi đặt quận lỵ quận Kiên Tân.

Năm 1970, quận Kiên Tân gồm 5 xã: Giục Tượng, Mông Thọ, Tân Hiệp, Tân Hội, Thạnh Đông.

Tuy nhiên, chính quyền Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ vẫn duy trì tên gọi vùng đất này là huyện Tân Hiệp thuộc tỉnh Rạch Giá như cũ cho đến đầu năm 1976. Huyện Tân Hiệp khi đó chỉ gồm 3 xã: Tân Hiệp, Tân Hội và Thạnh Đông.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban đầu vẫn duy trì huyện Tân Hiệp thuộc tỉnh Rạch Giá như cũ cho đến đầu năm 1976.

Từ năm 1976 đến nay

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ tháng 2 năm 1976, huyện Tân Hiệp thuộc tỉnh Kiên Giang, ban đầu bao gồm thị trấn Tân Hiệp và 5 xã: Tân Hiệp A, Tân Hiệp B, Tân Hội, Thạnh Đông A, Thạnh Đông B. Huyện lỵ là thị trấn Tân Hiệp, được thành lập do tách đất từ các xã Tân Hiệp và Thạnh Đông trước đó.

Ngày 18 tháng 3 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định số 23-CP[3] về việc:

  • Thành lập xã Thạnh Trị trên cơ sở 4.117,56 ha diện tích tự nhiên và 10.294 nhân khẩu của xã Thạnh Đông A
  • Thành lập xã Thạnh Đông trên cơ sở 5.438,06 ha diện tích tự nhiên và 15.169 nhân khẩu của xã Thạnh Đông B.

Ngày 14 tháng 11 năm 2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 84/2001/NĐ-CP[4] về việc thành lập xã Tân Thành trên cơ sở 3.386,31 ha diện tích tự nhiên và 10.443 nhân khẩu của xã Tân Hội.

Ngày 8 tháng 1 năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 11/2004/NĐ-CP[5] về việc thành lập xã Tân An trên cơ sở 3.415,50 ha diện tích tự nhiên và 8.234 nhân khẩu của xã Tân Hiệp A.

Cuối năm 2004, huyện Tân Hiệp có thị trấn Tân Hiệp và 9 xã là: Tân Thành, Tân Hội, Tân An, Tân Hiệp B, Tân Hiệp, Thạnh Đông, Thạnh Đông A, Thạnh Đông B, Thạnh Trị.

Ngày 7 tháng 2 năm 2005, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 15/2005/NĐ-CP[6] về việc điều chỉnh 434,71 ha diện tích tự nhiên và 1.232 nhân khẩu của xã Thạnh Đông và 2.671,19 ha diện tích tự nhiên và 13.233 nhân khẩu của xã Thạnh Đông B về thị trấn Tân Hiệp quản lý.

Ngày 29 tháng 6 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 29/NQ-CP[7] về việc thành lập xã Tân Hòa trên cơ sở điều chỉnh 3.524,87 ha diện tích tự nhiên và 8.566 nhân khẩu của xã Tân Hiệp B. Huyện Tân Hiệp có 1 thị trấn và 10 xã trực thuộc.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 31 tháng 12 năm 2020 - tỉnh Kiên Giang” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2021.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ “Nghị định 23-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính và thành lập một số xã, phường thuộc tỉnh Kiên Giang”. Văn bản pháp luật (vanbanphapluat.co). 18 tháng 3 năm 1997.
  4. ^ “Nghị định 84/2001/NĐ-CP về việc thành lập các xã, phường thuộc các huyện Gò Quao, An Minh, Tân Hiệp, Giồng Riềng và thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang”. Thư viện pháp luật. 14 tháng 11 năm 2001.
  5. ^ “Nghị định 11/2004/NĐ-CP về việc thành lập xã, phường, thị trấn thuộc các huyện Hòn Đất, An Biên, Tân Hiệp và thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang”. Thư viện pháp luật. 8 tháng 1 năm 2004.
  6. ^ “Nghị định 15/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập xã thuộc các huyện Tân Hiệp, Kiên Lương, Hòn Đất và Châu Thành, tỉnh Kiên Giang”. Thư viện pháp luật. 7 tháng 2 năm 2005.
  7. ^ “Nghị quyết số 29/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường, thành lập xã thuộc thị xã Hà Tiên và các huyện: Kiên Lương, Tân Hiệp, Giồng Riềng, Vĩnh Thuận; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Kiên Lương để thành lập huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang do Chính phủ ban hành”. Thư viện pháp luật. 29 tháng 6 năm 2009.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Prompt Engineering: Ngôn ngữ của AI và tác động của nó đối với thị trường việc làm
Prompt Engineering: Ngôn ngữ của AI và tác động của nó đối với thị trường việc làm
Prompt engineering, một lĩnh vực mới nổi được sinh ra từ cuộc cách mạng của trí tuệ nhân tạo (AI), sẽ định hình lại thị trường việc làm và tạo ra các cơ hội nghề nghiệp mới
Lịch Sử fun facts: cái tên Ivan của người Nga!
Lịch Sử fun facts: cái tên Ivan của người Nga!
Gần như ai cũng biết, khi nói về 1 người Nga bất kỳ ta mặc định anh ta là Ivan
Vì sao cảm xúc quan trọng đối với quảng cáo?
Vì sao cảm xúc quan trọng đối với quảng cáo?
Cảm xúc có lẽ không phải là một khái niệm xa lạ gì đối với thế giới Marketing
Lịch sử năng lượng của nhân loại một cách vắn tắt
Lịch sử năng lượng của nhân loại một cách vắn tắt
Vì sao có thể khẳng định rằng xu hướng chuyển dịch năng lượng luôn là tất yếu trong quá trình phát triển của loài người