Tính bốc đồng

Vỏ não Orbitofrontal, một phần của vỏ não trước trán hình thành nên việc đưa ra quyết định.

Trong tâm lý học, tính bốc đồng được định nghĩa là xu hướng hành động, thực hiện hành vi dựa trên một ý tưởng vừa nảy ra mà ít hoặc không suy tính trước hay không cân nhắc đến hậu quả.[1] Các hành vi bốc đồng thường "nông nổi, thiếu chín chắn, mang lại nhiều rủi ro và gây ra những hậu quả không mong muốn".[2][3] Tính bốc đồng có thể được phân loại theo một cấu trúc đa yếu tố.[4] Bốc đồng có thể được coi là đem lại lợi ích trong một số trường hợp, nhất là các tình huống không cần suy tính nhiều mà vẫn đem lại kết quả mong đợi. "Khi những hành động này mang lại kết quả tốt, nó thường không được coi là dấu hiệu của tính bốc đồng, mà là biểu hiện của sự táo bạo, nhanh nhạy, can đảm và độc đáo".[2][5] Do đó, tính bốc đồng thường bao gồm ít nhất hai yếu tố: đầu tiên, hành động mà không có sự cân nhắc thỏa đáng,[2] điều này có thể tốt hoặc xấu; và thứ hai, lựa chọn lợi ích ngắn hạn thay vì dài hạn.[6]

Tính bốc đồng vừa là một khía cạnh của tính cách vừa là triệu chứng chính của các rối loạn tâm thần, như rối loạn tăng động giảm chú ý,[7] rối loạn sử dụng chất gây nghiện,[8][9] rối loạn lưỡng cực,[10] rối loạn nhân cách chống xã hội,[11]rối loạn nhân cách ranh giới.[10] Mô hình không bình thường của tính bốc đồng cũng được ghi nhận trong các trường hợp chấn thương sọ não[12]các bệnh thoái hóa thần kinh.[13] Kết quả nghiên cứu sinh học thần kinh cho thấy có những vùng não cụ thể liên quan đến hành vi bốc đồng,[14][15][16] mặc dù các mạng lưới não hay di truyền cũng có thể góp phần vào hình thành nên hành vi bốc đồng.[17][18]

Có nhiều hành động bao gồm cả hành vi bốc đồng và cưỡng chế, nhưng tính bốc đồng và cưỡng chế khác biệt nhau về mặt chức năng. Tính bốc đồng và cưỡng chế có liên quan đến nhau ở việc một người thường thể hiện hành động thiếu chín chắn hoặc không suy nghĩ trước và kết quả thường là dẫn đến các kết quả xấu.[19][20] Cưỡng chế có thể là một chuỗi liên tục với cưỡng chế ở đầu này và đầu kia là bốc đồng.[21] Hành vi cưỡng chế xảy ra để đáp lại mối đe dọa hoặc rủi ro, hành vi bốc đồng xảy ra để đáp lại lợi ích trước mắt hay lợi ích tức thời,[19] và, trong khi cưỡng chế liên quan đến các hành động lặp đi lặp lại, thì bốc đồng liên quan đến các phản ứng ngoài dự tính.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ VandenBos, G. R. (2007). APA dictionary of psychology. Washington, DC: APA.
  2. ^ a b c Daruna, J. H.; Barnes, P. A. (1993). “A neurodevelopmental view of impulsivity”. Trong McCown, William George; Johnson, Judith L.; Shure, Myrna B. (biên tập). The Impulsive Client: Theory, Research, and Treatment. Washington, DC: American Psychological Association. tr. 23–37. doi:10.1037/10500-002. ISBN 978-1-55798-208-7.
  3. ^ Madden, Gregory J.; Johnson, Patrick S. (2010). “A Delay-Discounting Primer”. Trong Madden, Gregory Jude; Bickel, Warren K. (biên tập). Impulsivity: The Behavioral and Neurological Science of Discounting. Washington, DC: American Psychological Association. tr. 11–37. ISBN 978-1-4338-0477-9.
  4. ^ Evenden, J. L. (1999). “Varieties of impulsivity”. Psychopharmacology. 146 (4): 348–61. doi:10.1007/PL00005481. PMID 10550486.
  5. ^ Dickman, Scott J. (1990). “Functional and dysfunctional impulsivity: Personality and cognitive correlates”. Journal of Personality and Social Psychology. 58 (1): 95–102. doi:10.1037/0022-3514.58.1.95. PMID 2308076.
  6. ^ Rachlin, Howard (2000). “Self-Control as an Abstraction of Environmental Feedback”. The Science of Self-Control. Cambridge, MA: Harvard University Press. tr. 183. ISBN 978-0-674-00093-3.
  7. ^ Nigg, Joel T. (2001). “Is ADHD a disinhibitory disorder?”. Psychological Bulletin. 127 (5): 571–98. doi:10.1037/0033-2909.127.5.571. PMID 11548968.
  8. ^ Lane, Scott D.; Cherek, Don R.; Rhoades, Howard M.; Pietras, Cynthia J.; Tcheremissine, Oleg V. (2003). “Relationships Among Laboratory and Psychometric Measures of Impulsivity: Implications in Substance Abuse and Dependence”. Addictive Disorders & Their Treatment. 2 (2): 33–40. doi:10.1097/00132576-200302020-00001.
  9. ^ Madden, G.J.; Petry, N.M.; Badger, G.J.; Bickel, W. K. (1997). “Impulsive and self-control choices in opioid-dependent patients and non-drug-using control patients: Drug and monetary rewards”. Experimental and Clinical Psychopharmacology. 5 (3): 256–62. doi:10.1037/1064-1297.5.3.256. PMID 9260073.
  10. ^ a b Henry, Chantal; Mitropoulou, Vivian; New, Antonia S; Koenigsberg, Harold W; Silverman, Jeremy; Siever, Larry J (2001). “Affective instability and impulsivity in borderline personality and bipolar II disorders: Similarities and differences”. Journal of Psychiatric Research. 35 (6): 307–12. doi:10.1016/S0022-3956(01)00038-3. PMID 11684137.
  11. ^ Horn, N.R.; Dolan, M.; Elliott, R.; Deakin, J.F.W.; Woodruff, P.W.R. (2003). “Response inhibition and impulsivity: An fMRI study”. Neuropsychologia. 41 (14): 1959–66. doi:10.1016/S0028-3932(03)00077-0. PMID 14572528.
  12. ^ Dixon, Mark R.; Jacobs, Eric A.; Sanders, Scott; Guercio, John M.; Soldner, James; Parker-Singler, Susan; Robinson, Ashton; Small, Stacey; Dillen, Jeffrey E. (2005). “Impulsivity, self-control, and delay discounting in persons with acquired brain injury”. Behavioral Interventions. 20 (1): 101–20. doi:10.1002/bin.173.
  13. ^ Gleichgerrcht, Ezequiel; Ibáñez, Agustín; Roca, María; Torralva, Teresa; Manes, Facundo (2010). “Decision-making cognition in neurodegenerative diseases”. Nature Reviews Neurology. 6 (11): 611–23. doi:10.1038/nrneurol.2010.148. PMID 21045795.
  14. ^ Corsini, Raymond Joseph (1999). The Dictionary of Psychology. Psychology Press. tr. 476. ISBN 1-58391-028-X.
  15. ^ Berlin, H. A.; Rolls, E. T.; Kischka, U (2004). “Impulsivity, time perception, emotion and reinforcement sensitivity in patients with orbitofrontal cortex lesions”. Brain. 127 (5): 1108–26. doi:10.1093/brain/awh135. PMID 14985269.
  16. ^ Salmond, C.H.; Menon, D.K.; Chatfield, D.A.; Pickard, J.D.; Sahakian, B.J. (2005). “Deficits in Decision-Making in Head Injury Survivors”. Journal of Neurotrauma. 22 (6): 613–22. doi:10.1089/neu.2005.22.613. PMID 15941371.
  17. ^ Whelan, Robert; Conrod, Patricia J; Poline, Jean-Baptiste; Lourdusamy, Anbarasu; Banaschewski, Tobias; Barker, Gareth J; Bellgrove, Mark A; Büchel, Christian; và đồng nghiệp (2012). “Adolescent impulsivity phenotypes characterized by distinct brain networks”. Nature Neuroscience. 15 (6): 920–5. doi:10.1038/nn.3092. PMID 22544311.
  18. ^ Terracciano, A; Esko, T; Sutin, A R; De Moor, M H M; Meirelles, O; Zhu, G; Tanaka, T; Giegling, I; và đồng nghiệp (2011). “Meta-analysis of genome-wide association studies identifies common variants in CTNNA2 associated with excitement-seeking”. Translational Psychiatry. 1 (10): e49–. doi:10.1038/tp.2011.42. PMC 3309493. PMID 22833195.
  19. ^ a b Berlin, Heather A.; Hollander, Eric (1 tháng 7 năm 2008). “Understanding the Differences Between Impulsivity and Compulsivity”. Psychiatric Times. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 12 năm 2013.
  20. ^ Oldham, J.M.; Hollander, E.; Skodol, A.E. (1996). Impulsivity and Compulsivity. Washington D.C.: American Psychiatric Press.[cần số trang]
  21. ^ Engel, Scott G.; Corneliussen, Stephanie J.; Wonderlich, Stephen A.; Crosby, Ross D.; Le Grange, Daniel; Crow, Scott; Klein, Marjorie; Bardone-Cone, Anna; và đồng nghiệp (2005). “Impulsivity and compulsivity in bulimia nervosa”. International Journal of Eating Disorders. 38 (3): 244–51. doi:10.1002/eat.20169. PMID 16211626.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giả thuyết về một thế giới mộng tưởng của Baal
Giả thuyết về một thế giới mộng tưởng của Baal
BẠCH THẦN VÀ LÔI THẦN – KHÁC BIỆT QUA QUAN NIỆM VỀ SỰ VĨNH HẰNG VÀ GIẢ THUYẾT VỀ MỘT THẾ GIỚI MỘNG TƯỞNG CỦA BAAL
Pokemon Flora Sky Cheats & Gameshark Codes
Pokemon Flora Sky Cheats & Gameshark Codes
Pokemon Flora Sky is a hacked version of Pokemon Emerald so you can use Pokemon Emerald Gameshark Codes or Action Replay Codes or CodeBreaker Codes for Pokemon Flora Sky
Nhật Bản xả nước phóng xạ đã qua xử lý ra biển có an toàn?
Nhật Bản xả nước phóng xạ đã qua xử lý ra biển có an toàn?
Phóng xạ hay phóng xạ hạt nhân là hiện tượng một số hạt nhân nguyên tử không bền tự biến đổi và phát ra các bức xạ hạt nhân
Quân đội Israel - Nguồn Gốc và Sức Mạnh
Quân đội Israel - Nguồn Gốc và Sức Mạnh
Đây là lời tuyên chiến đầu tiên của Israel kể từ năm 1973, tỏ rõ ý định muốn chơi tới cùng với Hamas và chắc chắn sẽ giành được chiến thắng chung cuộc.