Tướng lĩnh Quốc gia Việt Nam

Trước khi Quân đội Quốc gia Việt Nam được thành lập, một số chỉ huy cao cấp của lực lượng phụ lực quân cũng mang hàm cấp tướng, chỉ có giá trị danh nghĩa nội bộ. Người mang cấp bậc cao nhất là ông Phan Văn Giáo, Thủ hiến Trung phần, người sáng lập lực lượng Việt binh đoàn, được Cựu hoàng Bảo Đại phong cấp Trung tướng năm 1948[1]. Mãi đầu năm 1952, Đại tá Nguyễn Văn Hinh, Chánh võ phòng Quốc trưởng Bảo Đại được phong quân hàm Thiếu tướng Quân đội Quốc gia Việt Nam và được bổ nhiệm vào Tổng tham mưu trưởng của Bộ Tổng tham mưu Quân đội Quốc gia Việt Nam mới được thành lập[2]. Ông chính là tướng lĩnh chính thức đầu tiên của Quân đội Quốc gia Việt Nam.

TT Họ tên Thời gian sống Cấp bậc Chức vụ khi thụ phong Ghi chú
1 Nguyễn Văn Hinh 1915-2004 Thiếu tướng (1952)
Trung tướng (1953)
Tổng tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam Tướng lĩnh đầu tiên của Quốc gia Việt Nam
2 Lê Văn Viễn 1904-1970 Thiếu tướng (1952) Tư lệnh lực lượng Bình Xuyên
3 Trần Văn Soái ?-? Thiếu tướng (1952), Trung tướng (1953) Tổng tư lệnh Quân đội Hòa Hảo
4 Nguyễn Văn Thành 1915-1972 Thiếu tướng (1953) Trung tướng (1951), Tổng tư lệnh Quân đội Cao Đài (1951-1953) Bị ám sát bằng chất nổ ngày 22 tháng 11 năm 1972
5 Nguyễn Văn Vỹ 1916-1981 Thiếu tướng (1954) Tham mưu trưởng Võ phòng Quốc trưởng Chức vụ sau cùng: Trung tướng (1967), Tổng trưởng Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa (1967-1972)
6 Nguyễn Văn Vận 1905-1999 Thiếu tướng (1954) Tư lệnh Đệ Tam Quân khu
7 Nguyễn Thành Phương 1915-1972 Thiếu tướng (1954), Trung tướng (1955) Trung tướng (1953), Tổng tư lệnh Quân đội Cao Đài (1953-1955)
8 Lê Văn Tất ?-? Thiếu tướng (1955) Phó Tổng tư lệnh Quân đội Cao Đài (1953-1955) Tỉnh trưởng Tây Ninh (1964-1965)
9 Trình Minh Thế 1922-1955 Thiếu tướng (1955) Tổng tư lệnh Lực lượng Cao Đài Liên Minh Bị ám sát ngày 3 tháng 5 năm 1955. Được truy thăng Trung tướng
10 Văn Thành Cao 1922-? Thiếu tướng (1955) Tổng tư lệnh Lực lượng Cao Đài Liên Minh Tổng cục phó Tổng cục Chiến tranh Chính trị Việt Nam Cộng hòa (1972-1975)

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Hoành Linh Đỗ Mậu, Việt Nam máu lửa quê hương tôi. Chương III: Thăng trầm trong cuộc chiến Việt Pháp.
  2. ^ Dommen, Athur J. The Indochinese Exprience of the French and the Americans, Nationalism and Communism in Cambodia, Laos, and Vietnam. Bloomington, IN: Đại học Indiana Press. Trang 196.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Sáu Truyền Thuyết Kinh Điển Về Tết Trung Thu
Sáu Truyền Thuyết Kinh Điển Về Tết Trung Thu
Tương truyền, sau khi Hằng Nga ăn trộm thuốc trường sinh mà Hậu Nghệ đã xin được từ chỗ Tây Vương Mẫu, nàng liền bay lên cung trăng
Neia và màn lột xác sau trận chiến bảo vệ thành Loyts
Neia và màn lột xác sau trận chiến bảo vệ thành Loyts
Neia và màn lột xác sau trận chiến bảo vệ thành Loyts, gián điệp do "Nazarick cộng" cài vào.
Mục đích, khoa học và sự thật về Giấc Ngủ
Mục đích, khoa học và sự thật về Giấc Ngủ
Giấc ngủ chiếm 1/3 cuộc đời bạn, có ảnh hưởng lớn đến thể chất và cả tinh thần
Tại sao Hamas lại tấn công Israel?
Tại sao Hamas lại tấn công Israel?
Vào ngày 7 tháng 10, một bình minh mới đã đến trên vùng đất Thánh, nhưng không có ánh sáng nào có thể xua tan bóng tối của sự hận thù và đau buồn.