Tỉnh ủy Tuyên Quang

Tỉnh ủy Tuyên Quang


Đảng kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam

Khóa thứ XVII
(năm 2020 - tới nay)
Ủy viên
Bí thư Hà Thị Nga
Phó Bí thư (2) Lê Thị Kim Dung - Th.trực
Nguyễn Văn Sơn
Ban Thường vụ (14) Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XVII
Tỉnh ủy viên (48) Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII[1]
Cơ cấu tổ chức
Cơ quan chủ quản Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Bộ Chính trị
Ban Bí thư Trung ương
Chức năng Cơ quan lãnh đạo Đảng giữa 2 kỳ Đại hội tại tỉnh Tuyên Quang
Cấp hành chính Cấp Tỉnh
Văn bản Ủy quyền Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam
Bầu bởi Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang
Cơ quan Kiểm tra Kỷ luật Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Tuyên Quang
Phương thức liên hệ
Trụ sở
Địa chỉ Số 126, đường 17/8, Phường Phan Thiết, Thành phố Tuyên Quang, Tỉnh Tuyên Quang
Cơ quan tương đương

{{{a}}}

Tỉnh ủy Tuyên Quang hay còn được gọi Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, hay Đảng ủy tỉnh Tuyên Quang. Là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang giữa hai kỳ đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh.

Đứng đầu Tỉnh ủyBí thư Tỉnh ủy và thường là ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng. Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang hiện nay là Ủy viên Trung ương Đảng Hà Thị Nga.[2]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, các cơ sở Đảng phát triển rộng khắp. Tại các khu vực nông thôn, vùng núi cơ sở Đảng phát triển chưa mạnh và chưa được xây dựng. Đại hội Đảng lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 3/1935) đã đề ra chủ trương mở rộng ảnh hưởng của Đảng, tiếp tục vận động quần chúng làm cách mạng và vạch rõ Đảng cần phải phân phối lực lượng của mình tới những chỗ chưa phát triển.

Sau Đai hội Đảng lần thứ nhất, các cơ sở Đảng tại Tuyên Quang bắt đầu được xây dựng và phát triển mạnh mẽ. Đầu tháng 6/1937, Hoàng Văn Lịch được cử về Tuyên Quang xây dựng cơ sở cách mạng. Đầu năm 1940, chi bộ Mỏ than được thành lập. Giữa năm 1941 Ban Cán sự Đảng Tuyên Quang được thành lập.

Để chuẩn bị cách mạng tháng 8 tại tỉnh, Tỉnh ủy lâm thời Tuyên Quang được thành lập vào tháng 7/1945. Ngày 22/8/1945, tỉnh Tuyên Quang giành được chính quyền tại địa phương thành công.

Sau Cách mạng tháng 8, Tỉnh ủy lâm thời xây dựng chính quyền cách mạng tại địa phương. Ngay sau khi cách mạng thắng lợi, quân đội Tưởng Giới Thạch ồ ạt kéo vào tỉnh gây tình trạng hỗn loạn. Thực hiện yêu cầu Trung ương Đảng, Tỉnh ủy lâm thời vừa song song đấu tranh với quân Tưởng, vừa đồng thời ổn định kinh tế, văn hóa, xã hội trong tỉnh.

Toàn quốc kháng chiến nổ ra, Tuyên Quang trở thành căn cứ cách mạng cho Trung ương Đảng và Chính phủ. Tỉnh ủy đã chỉ đạo xây dựng Tuyên Quang trở thành hậu phương vững chắc trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp.

Sau Hội nghị Giơnevơ, miền Bắc hoàn toàn độc lập. Tỉnh ủy đã chỉ đạo khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa, bước đầu phát triển kinh tế-văn hóa, tiếp tục thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất sau đó là vừa sản xuất, vừa chiến đấu, xây dựng hậu phương, chi viện tiền tuyến cho tới tháng 4/1975.

Ngày 25/9/1975 Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 245-NQ/TW "Về việc bỏ khu, hợp tỉnh". Bộ Chính trị quyết định hợp nhất 21 tỉnh, Tuyên Quang và Hà Giang được hợp nhất thành tỉnh Hà Tuyên. Ngày 21/1/1976, Ban Bí thư ban hành Quyết định số 2539-NQ-NS/TW, chỉ định Ban chấp hành lâm thời đảng bộ tỉnh Hà Tuyên. Ngày 1/5/1977, tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tuyên lần thứ nhất, Tỉnh ủy Hà Tuyên đã được Đại hội bầu.

Ngày 12/8/1991, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá VIII ra quyết nghị chia tỉnh Hà Tuyên thành 2 tỉnh, tái lập tỉnh Hà Giangtỉnh Tuyên Quang. Ngày 16/9/1991, Bộ Chính trị ra Quyết định số 41-NS/TW chỉ định Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang. Từ ngày 20 đến 22/1/1992, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XI được tiến hành. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang và Bí thư Tỉnh ủy.

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Các cơ quan, ban Đảng:
    • Ban Tổ chức Tỉnh ủy
    • Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
    • Ban Dân vận Tỉnh ủy
    • Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy
    • Ban Bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh
    • Văn phòng Tỉnh ủy
    • Báo Tuyên Quang
    • Trường Chính trị tỉnh
  • Các Đảng uỷ trực thuộc Tỉnh ủy:
    • Đảng ủy Công an tỉnh
    • Đảng ủy Quân sự tỉnh
    • Đảng ủy Khối cơ quan tỉnh
    • Đảng ủy khối Doanh nghiệp tỉnh
    • Đảng ủy Dân chính Đảng tỉnh
    • Thành ủy Tuyên Quang
    • Huyện ủy Chiêm Hóa
    • Huyện ủy Hàm Yên
    • Huyện ủy Lâm Bình
    • Huyện ủy Na Hang
    • Huyện ủy Sơn Dương
    • Huyện ủy Yên Sơn

Bí thư Tỉnh ủy

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Tên Nhiệm kỳ Chức vụ Ghi chú
1 Trương Đình Dần 6/1941-2/1943 Bí thư Ban Cán sự Đảng Tuyên Quang
2 Tạ Xuân Thu 7/1945-2/1949 Bí thư Tỉnh ủy lâm thời Tuyên Quang
3 Võ Thanh Hòa 2/1949-6/1949 Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang
4 Trần Thanh Quang 6/1949-6/1954
5 Nguyễn Công Bình 6/1954-12/1956
6 Nguyễn Xuân Việt 1/1957-3/1961
7 Trần Hoài Quang 3/1961-1/1976
1/1976-5/1977 Bí thư Tỉnh ủy lâm thời Hà Tuyên
8 Lê Hạnh 5/1977-3/1979 Bí thư Tỉnh ủy Hà Tuyên
9 Nguyễn Văn Đức 3/1979-10/1986
10 Phạm Đình Dy 10/1986-9/1991
11 Hà Thị Khiết 9/1991-1/1992 Bí thư Tỉnh ủy lâm thời Tuyên Quang
1/1992-1/1998 Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang
12 Trần Trung Nhật 1/1998-3/2005
13 Hoàng Bình Quân 3/2005-6/2009
14 Nguyễn Sáng Vang 7/2009-2/2015
15 Chẩu Văn Lâm [3] 2/2015-8/2024
16 Hà Thị Nga 10/2024-nay

Đại hội Đại biểu Đảng bộ

[sửa | sửa mã nguồn]
Đại hội Đại biểu Đảng bộ Lần thứ Thời gian Địa điểm Đại biểu Bí thư Ủy viên
cấp ủy
Tỉnh Tuyên Quang I 14-16/4/1951 Hàm Yên 45 Trần Thanh Quang 19
II 30/1-5/2/1959 thị xã Tuyên Quang 81 Nguyễn Xuân Việt 21 chính thức
4 dự khuyết
III vòng 1
6/6-15/6/1960
thị xã Tuyên Quang 116 Bầu đại biểu tham dự Đại hội Đảng toàn quốc
vòng 2
16/3-25/3/1961
thị xã Tuyên Quang 116 Trần Hoài Quang 21 chính thức
4 dự khuyết
IV 19/6-27/6/1963 thị xã Tuyên Quang 149 Trần Hoài Quang 21 chính thức
V 28/3-11/4/1969 thị xã Tuyên Quang 203 Trần Hoài Quang 23 chính thức
1 dự khuyết
VI 9/12-15/12/1974 thị xã Tuyên Quang 232 Trần Hoài Quang 22 chính thức
8 dự khuyết
Tỉnh Hà Tuyên I vòng 1
10-20/11/1976
thị xã Tuyên Quang 380 Bầu đại biểu tham dự Đại hội Đảng toàn quốc
vòng 2
25/4-2/5/1977
thị xã Tuyên Quang 351 Lê Hạnh 35 chính thức
4 dự khuyết
II 5-8/11/1980 thị xã Tuyên Quang 276 Nguyễn Văn Đức 43 chính thức
2 dự khuyết
III vòng 1
2-8/1/1982
thị xã Tuyên Quang 296 Bầu đại biểu tham dự Đại hội Đảng toàn quốc
vòng 2
20-24/3/1983
thị xã Tuyên Quang 285 Nguyễn Văn Đức 43 chính thức
2 dự khuyết
IV 7-12/10/1986 thị xã Tuyên Quang 342 Phạm Đình Dy 45 chính thức
11 dự khuyết
Tỉnh Tuyên Quang XI vòng 1
25-27/4/1991
thị xã Tuyên Quang 292 Bầu đại biểu tham dự Đại hội Đảng toàn quốc
vòng 2
20-22/1/1992
thị xã Tuyên Quang 200 Hà Thị Khiết 41
XII 2-4/5/1996 thị xã Tuyên Quang 249 Hà Thị Khiết 45
XIII 14-17/12/2000 thị xã Tuyên Quang 250 Trần Trung Nhật 49
XIV 10-13/12/2005 thị xã Tuyên Quang 250 Hoàng Bình Quân 47
XV 19-21/10/2010 thành phố Tuyên Quang 315 Nguyễn Sáng Vang 55
XVI 22-24/10/2015 thành phố Tuyên Quang 345 Chẩu Văn Lâm 51
XVII 12-15/10/2020 thành phố Tuyên Quang 345 Chẩu Văn Lâm 48

Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XVII (2020 - 2025)

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 15/10/2020, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã báo cáo kết quả Hội nghị lần thứ nhất BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025. Hội nghị đã bầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XVII gồm 13 ủy viên.[4]

  1. Hà Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang [5], Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh.
  2. Lê Thị Kim Dung - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh [6]
  3. Nguyễn Văn Sơn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh
  4. Ma Thế Hồng - Trưởng ban Tổ Chức Tỉnh ủy
  5. Tạ Đức Tuyên - Bí thư Thành ủy Tuyên Quang
  6. Nguyễn Hồng Trang - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy
  7. Vân Đình Thảo - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư
  8. Phạm Thị Minh Xuân - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh
  9. Đại tá Phạm Kim Đĩnh - Giám đốc Công an tỉnh
  10. Đại tá Đặng Văn Long - Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh
  11. Nông Thị Bích Huệ - Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
  12. Phùng Tiến Quân - Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy
  13. Nguyễn Hưng Vượng - Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
  14. Nguyễn Mạnh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh [7]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Ban chấp hành đảng bộ Tuyên Quan gồm 48 đồng chí”. baochinhphu.vn. 21 tháng 1 năm 2016.
  2. ^ “Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga làm bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang”.
  3. ^ “Cho các ông Chẩu Văn Lâm, Nguyễn Xuân Ký thôi các chức vụ trong Đảng”.
  4. ^ “Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 thành công tốt đẹp”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2021.
  5. ^ “Bà Hà Thị Nga giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Tuyên Quang”.
  6. ^ “Tuyên Quang bầu các chức danh chủ chốt HĐND, UBND tỉnh”.
  7. ^ “Ban Bí thư chuẩn y Phó Chủ tịch UBND tỉnh tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy”.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Công chúa Bạch Chi và sáu chú lùn - Genshin Impact
Công chúa Bạch Chi và sáu chú lùn - Genshin Impact
Một cuốn sách rất quan trọng về Pháp sư vực sâu và những người còn sống sót từ thảm kịch 500 năm trước tại Khaenri'ah
Đánh giá sơ bộ chung về giá trị của Cyno / Ayaka / Shenhe
Đánh giá sơ bộ chung về giá trị của Cyno / Ayaka / Shenhe
Shenhe hiện tại thiên về là một support dành riêng cho Ayaka hơn là một support hệ Băng. Nếu có Ayaka, hãy roll Shenhe. Nếu không có Ayaka, hãy cân nhắc thật kĩ trước khi roll
Zhongli sẽ là vị thần đầu tiên ngã xuống?
Zhongli sẽ là vị thần đầu tiên ngã xuống?
Một giả thuyết thú vị sau bản cập nhật 1.5
Một số về cuộc chiến tại cổ quốc Genshin Impact
Một số về cuộc chiến tại cổ quốc Genshin Impact
Vào 500 năm trước, nhà giả kim học thiên tài biệt danh "Gold" đã mất kiểm soát bởi tham vọng