Tagame Gengoroh

Tagame Gengoroh
田亀 源五郎
Tagame Gengoroh tại Angoulême International Comics Festival năm 2017
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
3 tháng 2, 1964 (60 tuổi)
Nơi sinh
 Nhật Bản
Giới tínhnam
Quốc tịch Nhật Bản
Nghề nghiệptác giả truyện tranh
Đào tạoĐại học nghệ thuật Tama
Lĩnh vựctruyện tranh khiêu dâm đồng tính nam
Sự nghiệp hội họa
Bút danhTagame Gengoroh
Thể loạikhiêu dâm đồng tính
Tác phẩmPride, Chồng của em trai tôi
Website

Tagame Gengoroh (田亀 源五郎 (Điền Quy Nguyên Ngũ Lang)/ たがめ げんごろう Tagame Gengorō?, sinh ngày 3 tháng 2 năm 1964) là một nghệ sĩ truyện tranh và nhà sử học nghệ thuật Nhật Bản. Ông là một trong những tác giả có ảnh hưởng lớn nhất của truyện tranh đồng tính, các tác phẩm của ông được chú ý bởi vì mô tả các chủ đề chủ nghĩa bạo dâm, bạo lực tình dụchypermasculinity. Tuy vậy trong số các tác phẩm của ông có bao gồm các tác phẩm truyện tranh không hạn chế lứa tuổi Chồng của em trai tôiOur Color.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Tagame sinh ngày 3 tháng 2 năm 1964[1] trong một gia đình có xuất thân samurai.[2] Ông học thiết kế đồ họa tại Đại học nghệ thuật Tama, sau đó đã tốt nghiệp năm 1982, và làm giám đốc nghệ thuật thương mại. Trong một chuyến đi đến châu Âu, Tagame đã được đọc tạp chí Drummer của Mỹ. Cuốn tạp chí, nổi bật với các bức vẽ của Bill Ward, đã tạo ấn tượng mạnh mẽ tới tư tưởng nghệ thuật của Tagame.[3] Ông bắt đầu xuất bản các tác phẩm khiêu dâm dưới bút danh Gengoroh Tagame vào năm 1986, và kể từ năm 1994, ông đã có thể tự trang trải cho cuộc sống bằng nhuận bút từ các tác phẩm của mình.[1] Các tác phẩm của Tagame đã được xuất bản trên một số tạp chí đồng tính của Nhật Bản, bao gồm Sabu,[1] G-menSM-Z.[4]

Các tác phẩm của ông có chứa "những người đàn ông, hay thanh niên độc ác và những kẻ phục tùng họ thể chất và tinh thần".[1] Các tác phẩm đáng chú ý có Jujitsu Kyoshi tại B Product; Emono, Shirogane no Hana (3 quyển) và Pride (3 quyển) tại G-Project.[1][5]

Tagame cũng được ghi nhận là một nhà sử học nghệ thuật và nhà lưu trữ của khiêu dâm đồng tính Nhật Bản, ông đã biên tập một bộ sách nghệ thuật gồm hai tập về lịch sử của nghệ thuật khiêu dâm đồng tính Nhật Bản từ năm 1950 đến nay, Nghệ thuật khiêu dâm đồng tính tại Nhật Bản (日本のゲイ・エロティック・アート Nihon no gei, erotikku āto?).[1][6][7]

Vào những năm 2010, Tagame bắt đầu sáng tác truyện tranh mọi lứa tuổi bên cạnh các tác phẩm khiêu dâm của mình. Tác phẩm không hạn chế lứa tuổi đầu tiên của ông là Otouto no Otto (弟の夫? Chồng của em trai tôi), được đăng trên tạp chí Monthly Action của Futabasha tại Nhật Bản và xuất bản bằng tiếng Anh bởi Pantheon Books.[8] Bộ truyện đã nhận được sự hoan nghênh của mọi người, và đã được trao giải thưởng xuất sắc tại Liên hoan nghệ thuật truyền thông Nhật Bản lần 19 năm 2015,[9] và Giải thưởng Hiệp hội truyện tranh Nhật Bản năm 2018.[10] Tháng 3 năm 2018, Monthly Action bắt đầu sê ri Bokura no Shikisai (僕 ら の? Màu sắc của chúng tôi), manga không hạn chế lứa tuổi thứ hai của Tagame.[11]

Ảnh hưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tagame đã được gọi là tác giả có ảnh hưởng nhất của truyện tranh đồng tínhNhật Bản hiện tại,[12] và là "tác giả tài năng nhất, nổi tếng nhất của truyện tranh đồng tính sado-masochistic".[2] Sự miêu tả của ông về những người đàn ông cơ bắp và lông lá đã được coi là chất xúc tác cho sự thay đổi thời trang giữa những người đồng tính nam vào năm 1995, tránh xa những khuôn mẫu bishōnen sạch sẽ và hướng đến sự nam tính và mũm mĩm. Tác phẩm của Tagame đã bị tác giả truyện tranh đồng tính Susumu Hirosegawa chỉ trích là "SM gekijō" (nhà hát S&M) vì bạo lực và thiếu cốt truyện phức tạp.[12]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f Marmonnier, Christian (2008). Nicolas Finet (biên tập). Dicomanga: le dictionnaire encyclopédique de la bande dessinée japonaise (bằng tiếng Pháp). Paris: Fleurus. tr. 524. ISBN 978-2-215-07931-6.
  2. ^ a b Giard, Agnes (ngày 29 tháng 4 năm 2009). “Les 400 culs: Le SM est-il transgressif?” (bằng tiếng Pháp). Libération. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2009.
  3. ^ Senju, Kaz (ngày 7 tháng 3 năm 2016). “Inside the Taboo-Filled Mind of Japan's Best BDSM Manga Artist”. Vice (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2019.
  4. ^ McLelland, Mark (2002). “Japanese Art”. glbtq.com. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2007.
  5. ^ McLelland, Mark J. (ngày 12 tháng 10 năm 2000). Male Homosexuality in Modern Japan. Routledge. tr. 136. ISBN 978-0-7007-1300-4.
  6. ^ Tagame, Gengoroh (2003). Gay Erotic Art in Japan Vol. 1: Artists From the Time of the Birth of Gay Magazines. Potto Shuppan. ISBN 4-939015-58-0.
  7. ^ Tagame, Gengoroh (2006). Gay Erotic Art in Japan Vol. 2: Transitions of Gay Fantasy in the Times. Potto Shuppan. ISBN 4-939015-92-0.
  8. ^ “Pantheon to Publish Gengoroh Tagame's My Brother's Husband Manga”. Anime News Network (bằng tiếng Anh). ngày 26 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2017.
  9. ^ “Akiko Higashimura's Kakukaku Shikajika Manga Wins Media Arts Award”. Anime News Network. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2015.
  10. ^ “Daijiro Morohoshi's Manga Book Wins Japan Cartoonists Association Award”. Anime News Network. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2018.
  11. ^ “New manga for all ages, Bokura No Shikisai (Our Colors) started on Monthly Action”. Tagame's News in English (bằng tiếng Anh). ngày 1 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2018.
  12. ^ a b Lunsing, Wim. Yaoi Ronsō: Discussing Depictions of Male Homosexuality in Japanese Girls' Comics, Gay Comics and Gay Pornography Intersections: Gender, History and Culture in the Asian Context Issue 12, January 2006 Accessed ngày 12 tháng 8 năm 2008.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan