Takemiya Masaki

Takemiya Masaki
Tên đầy đủTakemiya Masaki
Kanaたけみや まさき
Nơi ởNhật Bản Tokyo, Nhật Bản
Sư phụKitani Minoru
Lên chuyên nghiệp1965
Xếp hạngcửu đẳng
Hội đoànViện cờ Nhật Bản

Takemiya Masaki (武宮正樹, Vũ Cung Chính Thụ) sinh ngày 1 tháng 1 năm 1951, là một kỳ thủ cờ vây chuyên nghiệp tại Nhật Bản.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Takemiya Masaki sinh trưởng tại Nhật Bản. Ông là một trong các môn đệ của Kitani Minoru, năm 15 tuổi ông trở nên nổi tiếng, lúc này ông đã đạt 5 đẳng chuyên nghiệp. Takemiya lúc đó có biệt danh là "sát thủ của các kỳ thủ cửu đẳng" vì ông có một số trận thắng trước các kỳ thủ này. "Phong cách mở rộng" (cosmic style, có thể được dịch là "vũ trụ lưu") của ông trong cờ vây được người hâm mộ chào đón nhiệt liệt. Phong cách chơi này tập trung vào khu vực giữa bàn, nơi có rất nhiều đất để xâm chiếm. Ông cũng nổi tiếng vì dành rất nhiều các danh hiệu cờ vây. Giai đoạn không có danh hiệu dài nhất của ông là 4 năm. Các trận đấu trong thời gian gần đây của Takemiya rất tuyệt vời, năm 2006 ông có một chuỗi chiến thắng ấn tượng là 16 trận liên tục trước khi thất bại bởi Yasushi Omori trong trận giành quyền tham dự giải World Oza lần thứ 3. Bên cạnh cờ vây, ông còn chiến thắng ở giải đấu cờ Backgammon của Nhật Bản, đoạt danh hiệu Saint tổ chức lần thứ 12 của giải này bằng cách hạ quán quân năm trước, Akiko Abe.

Takemiya đã viết 3 quyển sách và đã được xuất bản bằng tiếng Anh:

  • Enclosure Joseki (Nhà xuất bản Kiseido), hiện đã hết tái bản, nhưng có thể mua ở dạng văn bản được số hóa.
  • The Imagination of a Go Master (Nhà xuất bản NEMESIS Enterprise).
  • This Is Go the Natural Way! (Nhà xuất bản Hinoki).

Phong cách chơi cờ của ông

[sửa | sửa mã nguồn]

Takemiya nổi tiếng với khai cuộc (fuseki) "2 điểm sao" (double 4, đi vào 2 sao, gọi chung là vị trí 4-4) khi ông dùng quân trắng, thường như sau:

khai cuộc "2 điểm sao" (quân trắng).

Takemiya là kỳ thủ ưa thích của giới nghiệp dư vì cách tạo thế cờ rất dày khi cầm quân đen. Khai cuộc sanrensei (3 quân đầu của đen đều vào vị trí sao trên bàn cờ) tạo ra rất nhiều các trận chiến trong ván cờ.

Vùng đất nổi tiếng trong khai cuộc của Takemiya (biên phải).

Trình tự các nước từ 1 đến 8 ở góc phải dưới bàn cờ liên quan đến một joseki sẽ tạo ra khu vực liên kết với quân q10 (sao giữa bên phải). Takemiya thường sử dụng joseki này với rất nhiều các biến thể sáng tạo khác nhau như một kosumi (nước đi chéo, số 2) phía trên bên phải bàn cờ như hình minh họa trên. Kết quả thường dẫn đến các nước đi đến 6.

Danh hiệu và quyền thách đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông đứng thứ 8 tại Nhật Bản về số lượng các danh hiệu đạt được.

Danh hiệu Năm giữ danh hiệu
Hiện còn tổ chức 13
Nhật Bản Meijin 1995
Nhật Bản Honinbo 1976, 1980, 1985 - 1988
Nhật Bản Judan 1990 - 1992
Nhật Bản NEC Cup 1981, 1985
Nhật Bản NHK Cup 1989
Hiện không còn tổ chức 5
Nhật Bản Kakusei 1991
Nhật Bản Hayago Championship 1978, 1989
Nhật Bản Prime Minister Cup 1971, 1973
Các giải tranh với Trung Quốc 4
Nhật Bản Hàn Quốc Trung Quốc Asian TV Cup 1989 - 1992
Quốc tế 2
Nhật BảnHàn QuốcTrung Quốc

Đài Loan Châu Âu Hoa Kỳ Fujitsu Cup

1988, 1989
Tên Years Lost
Hiện còn tổ chức 15
Nhật Bản Kisei 1985, 1987, 1989
Nhật Bản Meijin 1996
Nhật Bản Honinbo 1974, 1977, 1981, 1989
Nhật Bản Judan 1986, 1993, 2002
Nhật Bản Oza 1988
Nhật Bản Gosei 1977
Nhật Bản NHK Cup 1975, 1977, 1984, 1986
Hiện không còn tổ chức 3
Nhật Bản Hayago Championship 1988
Nhật Bản Nihon-Kiin Championship 1971
Nhật Bản Asahi Pro Best Ten 1974

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Bạn không thể mất tiền vì Trade nếu... không Trade
Bạn không thể mất tiền vì Trade nếu... không Trade
Nghe thấy rất nhiều tin tốt về một dự án tưởng như sẽ là tương lai với backers xịn, KOLs lớn tâng bốc lên mây, bạn lập tức mua vào và chờ ngày x10 x100
[Tập hiểu sâu]: Vì sao Bạn luôn KHÔNG ỔN?
[Tập hiểu sâu]: Vì sao Bạn luôn KHÔNG ỔN?
I’m OK - You’re OK, một tựa sách dành cho những ai luôn thấy bản thân Không-Ổn
Nhân vật Suzune Horikita - Classroom of the Elite
Nhân vật Suzune Horikita - Classroom of the Elite
Nếu mình không thể làm gì, thì cứ đà này mình sẽ kéo cả lớp D liên lụy mất... Những kẻ mà mình xem là không cùng đẳng cấp và vô giá trị... Đến khi có chuyện thì mình không chỉ vô dụng mà lại còn dùng bạo lực ra giải quyết. Thật là ngớ ngẩn...
Con người rốt cuộc phải trải qua những gì mới có thể đạt đến sự giác ngộ?
Con người rốt cuộc phải trải qua những gì mới có thể đạt đến sự giác ngộ?
Mọi ý kiến và đánh giá của người khác đều chỉ là tạm thời, chỉ có trải nghiệm và thành tựu của chính mình mới đi theo suốt đời