Thái cực đồ là một đồ hình mô tả cho thuyết Âm Dương trong văn hóa Phương Đông.
Thái cực đồ nằm gọn trong một vòng tròn, gồm hai nửa đối xứng ôm trọn lấy nhau, tượng trưng cho Âm (màu đen) và Dương (màu đỏ). Trong mỗi phần đối xứng lại có một chấm tròn màu đối lập nằm trong đó, trong âm có dương trong dương có âm.
Màu sắc của Thái Cực đồ có thể thay đổi, cũng như độ xoắn vào nhau của hai hình đối xứng, Thái Cực Đồ ở trên có chiều xoay theo kim đồng hồ.
Thái Cực đồ thể hiện ý nghĩa của Triết học phương Đông, cụ thể là thuyết Âm Dương rất rõ ràng:
Có giả thuyết cho rằng hình ảnh của Thái Cực đồ được tạo lập từ quan sát thiên văn thông qua đo bóng nắng mặt trời. Khi cắm một chiếc que thẳng trên mặt đất và đánh dấu tất cả khu vực mà bóng của que quét trong một năm, sẽ có một đồ hình Thái Cực đồ
Có ý kiến cho rằng Thái Cực đồ của Đạo gia cũng như đồ hình chữ Vạn của Phật gia là có chung một nguồn gốc. Đó chính là các biểu tượng của các dạng Thiên Hà khác nhau trong vũ trụ.
Từ Thái Cực đồ, đến đời Tống, các nhà Tống nho đã ghép thêm tư tưởng về Vô Cực đứng trước Thái Cực, tạo thành Vô cực đồ.