Thánh thất Cầu Kho

Thánh thất Cầu Kho, tiền thân của Nam Thành Thánh thất ngày nay, được nhiều tài liệu xem là Thánh thất đầu tiên của đạo Cao Đài. Nguyên thủy, Thánh thất Cầu Kho là địa điểm hành đạo của các tín đồ Cao Đài đầu tiên tại số 42 đường Général Leman, Sài Gòn (nay là số 102 Trần Đình Xu, góc đường Cao Bá Nhạ, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), tại vùng Cầu Kho; về sau được tái lập lại tại địa chỉ số 122-124-126-128 đường Général Marchand, Sài Gòn (nay là số 124-126 Nguyễn Cư Trinh, phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh).[1]

Hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo tài liệu "Đại Đạo căn nguyên" của ông Nguyễn Trung Hậu[2] biên soạn thì:

Khai mở nên đạo mới

[sửa | sửa mã nguồn]

Số lượng tín đồ nhanh chóng phát triển. Từ Thánh thất Cầu Kho, trong một thời gian ngắn, các tín đồ Cao Đài đã phát triển thêm 5 đàn lệ nữa, phát triển số lượng tín đồ lên đến hơn 200 người. Nhu cầu thành lập một tổ chức tôn giáo mới hình thành.

Và, 23-8 Bính Dần (29-9-1926) đến 23-8 Mậu Thìn (1928) hằng năm đều được các vị Tiền bối Khai Đạo tổ chức Kỷ niệm Ngày Lịch sử Đại hội đầu tiên của Đạo Cao Đài. Dù đã bắt đầu xây dựng Đền Thánh Tây Ninh tạm, hằng năm Đức Đầu sư Thượng Trung Nhựt cùng các vị Tiền bối Hiệp Thiên đài và Cửu Trùng đài đều trở về nhà cụ Nguyễn Văn Tường hay Thánh thất Cầu Kho để làm lễ Kỷ niệm.   

Vào năm 1941 tại Thánh thất Cầu Kho việc hành lễ và cúng bái ngày đêm rất tấp nập, đông đảo, bổn đạo ngày càng phát triển nhanh, các nơi tề tựu về như ngày Giỗ Hội và đã nhập môn theo Đạo ngoài dự tính của các vị Tiền bối. Vì vậy chính quyền thực dân Pháp đã tỏ ra lo ngại và cho giải tỏa cái nôi khai sinh mối Đạo Trời. Mặc dù Thánh thất Cầu Kho không còn nhưng đến ngày 23-8 âm lịch mọi Tín hữu tề tựu tại nhà Cụ Nguyễn Văn Phùng (số 7 & 7 bis đường General Leman, Sài Gòn 2) để tổ chức lễ kỷ niệm.

Đến năm 1945, ông Nguyễn Văn Phùng hiệp cùng ông Phan Thanh mời các Tiền bối, Tiền hiền Khai Đạo họp tại nhà số 7 đường Cao Bá Nhạ, Quận 1, Sài Gòn (nhà ông Phùng), quyết tâm xây dựng lại Thánh thất Cầu Kho.

Việc xây dựng đến cuối năm 1948 tạm xong. Ngày 30-10-1948, Đức Quan Thánh Đế Quân giáng cơ đặt tên là Nam Thành Thánh thất.

Ngày 6-3 năm Mậu Tý (11-04-2008), ông Nguyễn Hữu Nhơn (Chí Đạt) cùng một số Đạo tâm đã xây dựng mới, đến nay hoàn thiện với Tổng kinh phí gần 10 tỷ đồng. Địa chỉ: 124-126 Nguyễn Cư Trinh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh .

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nam Thành Thánh thất kỷ niệm 90 năm ngày khai đạo[liên kết hỏng]
  2. ^ Ông Nguyễn Trung Hậu (1892-1961), tên thật là Nguyễn Văn Hậu, tự là Thuần Đức, cũng là một trong những tín đồ đầu tiên của đạo Cao Đài, được thụ phong Thiên sắc Tiên đạo Phò cơ Đạo sĩ năm 1926, sau được phong phẩm Bảo Pháp Chơn quân năm 1927.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nguyễn Trung Hậu, Đại Đạo Căn Nguyên, 1930. Ấn bản của Thánh thất An Hội, Bến Tre, tái bản 1957.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Blue Period - Bộ Anime truyền động lực và cảm hứng
Blue Period - Bộ Anime truyền động lực và cảm hứng
Bộ phim kể về Yutaro - nhân vật chính, một cậu học sinh cấp 3 "học giỏi, chơi giỏi" nhưng tất cả những điều đó chỉ khiến cậu ta càng thêm trống rỗng và cảm thấy cuộc sống thật nhàm chán và vô vị
[Review Sách] Sống thực tế giữa đời thực dụng - Khi nỗ lực trở thành bản năng
[Review Sách] Sống thực tế giữa đời thực dụng - Khi nỗ lực trở thành bản năng
Trải qua thời thơ ấu không như bao đứa trẻ bình thường khác, một phần nào đó đã tác động không nhỏ đến cái nhìn của Mễ Mông
Tổng quan về sức mạnh Titan trong Shingeki no Kyojin
Tổng quan về sức mạnh Titan trong Shingeki no Kyojin
Sức mạnh Titan (巨人の力 Kyojin no Chikara) là khả năng cho phép một người Eldia biến đổi thành một trong Chín Titan
Hướng dẫn vượt La Hoàn Thâm Cảnh tầng 7 Genshin Impact
Hướng dẫn vượt La Hoàn Thâm Cảnh tầng 7 Genshin Impact
Tầng 7 toàn bộ quái đều là lính Fatui, sau 1 thời gian nhất định sẽ xuất hiện khiên nguyên tố giúp giảm 1 lượng lớn sát thương nhận vào