Thảm sát Wounded Knee

Thảm sát Wounded Knee
Một phần của the Chiến tranh Ghost Dancechiến tranh Sioux

Mộ tập thể cho những người chết Lakota sau vụ xung đột rạch Wounded Knee
Thời gian29 tháng 12 năm 1890
Địa điểm
Kết quả Quân đội Hoa Kỳ chiến thắng
Tham chiến
 United States Miniconjou Lakota
Hunkpapa Lakota
Chỉ huy và lãnh đạo
James W. Forsyth Spotted Elk
Lực lượng

500 quân:
Trung đoàn 7 Kỵ binh Mỹ:
438 quân[1]
22 pháo binh với bốn súng 1.65–inch


30 người Da Đỏ Oglala
120 người[2]
Thương vong và tổn thất
25 bị giết,
39 bị thương (6 bị thương nặng)

150-300 thiệt mạng:
90 người đàn ông thiệt mạng
200 phụ nữ và trẻ em bị giết[3][4]
51 bị thương (7 thương nặng)


Tổn thất người Da Đỏ gồm cả các thương vong dân thường

Thảm sát Wounded Knee xảy ra vào ngày 29 tháng 12 năm 1890[5], gần rạch Wounded Knee (tiếng Lakota: Čhaŋkpé OPI Wakpála) trên vùng đất dành riêng cho người Da Đỏ Lakota Pine Ridge ở bang South Dakota.

Ngày trước đó, một biệt đội của Trung đoàn 7 Kỵ binh Mỹ dưới sự chỉ huy của Thiếu tá Samuel M. Whitside đã chặn nhóm Spotted Elk của Miniconjou Lakota và 38 Hunkpapa Lakota gần Porcupine Butte Elk và hộ tống họ 5 dặm (8,0 km) về phía tây tới rạch Wounded Knee, nơi họ cắm trại. Phần còn lại của Kỵ đoàn 7, dưới sự chỉ huy của Đại tá James W. Forsyth, đã đến và bao quanh trại giam. Trung đoàn được hỗ trợ bởi một cụm pháo bốn sơn pháo Hotchkiss[6].

Vào sáng ngày 29 tháng 12, các đội quân đã đi vào trại để giải giới Lakota. Một phiên bản ghi chép khác về sự kiện tuyên bố rằng trong quá trình giải giáp các Lakota, một người trong bộ lạc bị điếc có tên là Sói Đen miễn cưỡng từ bỏ súng, tuyên bố ông đã phải trả rất nhiều tiền cho nó[7]. Một vụ ẩu đả về khẩu súng trường leo thang, và súng đã nổ khiến cho Trung đoàn kỵ binh 7 nổ súng bữa bãi từ mọi phía, giết chết những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em, cũng như một số đồng đội của họ. Các chiến binh Lakota mà vẫn có vũ khí bắt đầu bắn trả lại các binh sĩ tấn công, nhưng những binh sĩ đã nhanh chóng đè bẹp những người Lakota. Những người Lakota còn sống sót chạy trốn, nhưng kỵ binh theo đuổi và giết nhiều người đã không mang vũ khí.

Tại thời điểm vụ đụng độ kết thúc, hơn 200 người đàn ông, phụ nữ và trẻ em của Lakota đã bị thiệt mạng và 51 người bị thương (4 người đàn ông và 47 phụ nữ và trẻ em, một số người trong số họ đã chết sau đó); một con số ước tính đưa ra con số người chết lên đến 300. Hai mươi lăm người lính thiệt mạng, và 39 người bị thương (6 người bị thương sau đó đã chết)[8] Có ít nhất hai mươi binh sĩ đã được trao tặng Huân chương Danh dự[9]. Năm 2001, Đại hội toàn quốc của người Mỹ bản địa đã thông qua hai nghị quyết lên án các giải thưởng và kêu gọi chính phủ Mỹ huỷ bỏ chúng[10]. Chiến trường Wounded Knee đã được đưa vào danh mục danh lam lịch sử quốc gia[5].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Utley, p. 201.
  2. ^ Brown, p. 178, Brown states that at the army camp, "the Indians were carefully counted." Utley, p. 204, gives 120 men, 230 women and children; there is no indication how many were warriors, old men, or incapacitated sick like Foot.
  3. ^ “Plains Humanities: Wounded Knee Massacre”. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2014.
  4. ^ Nelson A. Miles to the Commissioner of Indian Affairs, ngày 13 tháng 3 năm 1917, "The official reports make the number killed 90 warriors and approximately 200 women and children."
  5. ^ a b “National Historic Landmarks Program: Wounded Knee”. National Park Service. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2003. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2008.
  6. ^ Liggett, Lorie (1998). “Wounded Knee Massacre – An Introduction”. Bowling Green State University. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2007.
  7. ^ Randy Parsons. “The Wounded Knee Massacre – December 1890”. Lastoftheindependents.com. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  8. ^ Wounded Knee & the Ghost Dance Tragedy by Jack Utter, p. 25 Publisher: National Woodlands Publishing Company; 1st edition (April 1991) Language: English ISBN 0-9628075-1-6
  9. ^ Green, Jerry (1994). “The Medals of Wounded Knee” (PDF). Nebraska State Historical Society, also available in Nebraska History #75, pp. 200–208. Nebraska State Historical Society History. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2017.
  10. ^ “Lakota~WOUNDED KNEE: A Campaign to Rescind Medals: story, pictures and information”. Footnote.com. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Bí thuật đưa hình ảnh Starbucks leo đỉnh của chuỗi đồ uống
Bí thuật đưa hình ảnh Starbucks leo đỉnh của chuỗi đồ uống
Các công ty dịch vụ từ nhỏ đến lớn, từ vi mô đến vĩ mô bắt đầu chú trọng hơn vào việc đầu tư cho hình ảnh và truyền thông
Thao túng tâm lý: Vì tôi yêu bạn nên bạn phải chứng minh mình xứng đáng
Thao túng tâm lý: Vì tôi yêu bạn nên bạn phải chứng minh mình xứng đáng
Thuật ngữ “thao túng cảm xúc” (hay “tống tiền tình cảm/tống tiền cảm xúc”) được nhà trị liệu Susan Forward đã đưa ra trong cuốn sách cùng tên
White Album ホワイトアルバム 2 Shiawase na Kioku 幸せな記憶
White Album ホワイトアルバム 2 Shiawase na Kioku 幸せな記憶
Đây là bài đầu tiên mà tôi tập, và cũng là bài mà tôi đã thuần thục