Thảo luận:Cà cuống

Dự án Lớp Côn trùng
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Lớp Côn trùng, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Lớp Côn trùng. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
BBài viết đạt chất lượng B.
Đặc biệtBài viết được đánh giá đặc biệt quan trọng.

Cái tên Cà cuống (Đà cuống)

[sửa mã nguồn]

Tôi tìm trên mạng thì thấy có một số thông tin sau: Ở đây thì viết:

Theo Hán thư (Vân Đài loại ngữ chép lại) có viết: Triệu Ðà ăn con bọ này, đem về dâng cho vua rồi nói là con bọ sống trên cây quế. Nhưng có một ông quan nói với vua "con bọ này không sống trên cây quế mà sống dưới nước". Vua bèn nói 此乃佗之誑也 (thử nãi Ðà chi cuống dã=đây là lời nói lừa của Ðà). Vì vậy mà con bọ có tên là "đà cuống" rồi sau thành cà cuống.

Cà cuống: Chuyên âm (gọi sai) của hai chữ Hán "Đà cuống" (nghĩa là nói dối). Theo truyện Triệu Đà trong Hán thư, Triệu Úy Đà ở Nam Việt, đem cống vua Hán một thứ sâu ăn ngon, thơm, và nói là Quế đố (sâu cây quế). Sau có người biết là không đúng thực, bảo là không phải sâu cây quế, đó là Triệu Đà nói dối (Đà cuống). Sau đó, ta đọc sai Đà là cà, nên thành tên cà cuống.

đây thì thông tin rằng:

Vũ Bằng, một nhà văn quê ngoài Bắc vào sống trong Nam, luôn nhớ đến cà cuống và cho nó là một gia vị quý hơn cả bát trân. Ông kể trong cuốn Thương nhớ mười hai : “ Tục truyền rằng Triệu Đà là người đầu tiên ở nước ta ăn cơm với con cà cuống. Thấy thơm một cách lạ lùng, ông ta gửi dâng vua Hán một mớ và gọi là quế đố nghĩa là con sâu cây quế. Vua Hán nếm thử thì nhận rằng nó giống mùi quế thực, khen ngon và phân phát cho quần thần mỗi người một con. Bất ngờ, trong đám có một ông lắm chuyện lại tâu rằng : “Đó không phải là con sâu sống trong cây quế, mà chỉ là một con sâu sống dưới nước, thủy đồ ”. Vua mới phán rằng : “ Thử nãi Đà chi cuống dã ” nghĩa : đó là lời nói láo của Đà. Từ đó cà cuống thành ra đà cuống. Nó còn có một tên nữa là long sắt nghĩa là rận rồng ”. Trước đó hơn một nửa thế kỷ, sự tích nầy đã được cụ Nguyễn Công Tiễu, tốt nghiệp Trường Cao đẳng Công nghiệp và Lâm nghiệp Đông Dương, cán sự Sở Công nghiệp, kể lại trong Tạp chí Kinh tế Đông Dương với lời phán của vua Tàu có phần khác : “Nam Việt hà nhân quế đố, anh hùng vị tất bất khi nhân ” vẫn cùng hàm ý chế nhạo.

Nên bổ sung các thông tin này vào bài. 210.86.225.146 (thảo luận) 07:16, ngày 20 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bạn đã nhắc nhở, hôm nọ khi đưa ảnh chụp cà cuống lên trang, tôi cũng có tra ra một số link và nội dung như bạn đưa ra ở trên, lúc đó hơi muộn nên tôi ko bổ sung bài này. Sẽ lưu ý để bổ sung. Việt Hà (thảo luận) 07:26, ngày 20 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tạm bổ sung chút, rảnh sẽ quay lại với bài tiếp vì đây là một động vật từ xưa tới nay tôi luôn...thèm :D. Việt Hà (thảo luận) 08:12, ngày 20 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan