Thảo luận:Côn nhị khúc

Untitled

[sửa mã nguồn]

Côn nhị khuc có nguồn gốc từ vùng Okinawa của Nhật bản, nó có cùng nguyên quán với cả môn môn phái không thủ đạo.--silvi

Tôi cũng đồng ý với silvi về điểm này, tôi có tập khá kỹ cái môn này, lại nhiều lần tự tay làm các đôi côn để biếu bè bạn, lại có cuốn Kỹ thuật côn nhị khúc của võ sư Hồ Tường để tham khảo. Để tôi tìm tài liệu viết bài này tử tế hơn. Nếu bài này đã bị biểu quyết xóa, hay thôi cứ để xóa đi và tôi sẽ viết bài mới Khương Việt Hà 17:05, ngày 30 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi đã viết lại bài này hoàn toàn do kiến thức và cách hiểu của bản thân, không dựa vào tài liệu tham khảo, vì rằng tôi chưa tìm được cuốn sách nói trên. Nếu tìm được, tôi sẽ bổ sung thêm Khương Việt Hà 05:14, ngày 1 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

côn nhị khúc ư

[sửa mã nguồn]

các bạn đã noi sơ lược côn nhị khúc. bay giờ tôi nói về các loại côn côn co 6 loai chủ yếu:tử mẩu côn,tứ côn,tam côn(co 2 loai)nhật nguyệt côn,dều cấu tao tu nhưng thanh gỗ.các ban ko nên chế tạo thân côn bang kim loai co 2 dều hại:1'anh huong den nguoi tap;2'gay thuong tich nang ne cho nguoi khac Quangtin20128 02:25, ngày 10 tháng 7 năm 2007 (UTC)nuchakuTrả lời

Tôi nhớ Thiếu Lâm phái có một nguyên tắc xa xưa: "kẻ xuất gia từ bi bác ái, thà dụng côn bất dụng thương", chắc vì "không muốn gây thương tích nặng nề cho người khác" (!?). Về sự bổ sung của bạn, tôi nghĩ, chúng ta có thể lập một thể loại về côn, roi để tiếp tục viết: côn tam khúc, trường côn, đoản côn, tề mi côn, tiểu đoản côn, song hổ vĩ côn, trung bình tiên, cửu tiết tiên, thất tiết tiên v.v. Khương Việt Hà 04:56, ngày 10 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi đã tìm được nguồn tham khảo http://www.bacbaphi.com.vn/entertainment/showthread.php?p=1022951. để đưa vào bài. Khương Việt Hà 07:29, ngày 10 tháng 7 năm 2007

Lịch sử

[sửa mã nguồn]
Vào khoảng tháng 8 năm 1985, môn sinh Lê Lý Thuận ở Tp.HCM đã nghiên cứu, sáng tạo và hệ thống các kỹ thuật côn nhị khúc thành chương trình đào tạo hoàn chỉnh, theo 3 bậc chuyên môn: sơ cấp, trung cấp & nâng cao. Đây là lần đầu tiên côn nhị khúc được biên soạn thành chương trình đào tạo hoàn chỉnh. Trong những cố gắng hoàn thiện trên, nổi bật nhất là sự sáng tạo 04 kỹ thuật lăn côn nhị khúc cơ bản, góp phần đưa côn nhị khúc từ một binh khí thông thường trở thành một môn nghệ thuật thể thao.
Ngày 20/5/2005, Bộ môn Côn nhị khúc Trung tâm MIC (Trung tâm đào tạo huấn luyện viên võ thuật Việt Nam) đã thông qua “Luật thi đấu côn nhị khúc” do thầy Lê Rích Tô - Giáo viên côn nhị khúc của Trung tâm MIC nghiên cứu xây dựng. Đây là quy phạm quy định hình thức thi đấu quyền & đối kháng côn nhị khúc đầu tiên trên thế giới.
Như vậy, lịch sử côn nhị khúc có thể đút kết như sau: Côn nhị khúc được hình thành ở Okinawa (Nhật Bản), được hệ thống & luật hóa tại Việt Nam (Trung tâm MIC).

Tôi tạm mang đoạn chưa được kiểm chứng và thiếu trung lập do IP 117.5.70.148 đưa vào bài sang trang thảo luận. Khương Việt Hà (thảo luận) 09:27, ngày 9 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bàn về lịch sử côn nhị khúc hiện đại.

[sửa mã nguồn]

Tiếp nối dòng phát triển của CNK, vào khoảng tháng 8 năm 1985, môn sinh Lê Lý Thuận ở Tp.HCM đã nghiên cứu và hệ thống các kỹ thuật côn nhị khúc thành chương trình đào tạo hoàn chỉnh, theo 3 bậc chuyên môn: sơ cấp, trung cấp & nâng cao. Đây là lần đầu tiên trên thế giới CNK được biên soạn thành chương trình giảng dạy hoàn chỉnh trong một cơ sở giáo dục. Trong những cố gắng hoàn thiện trên, nổi bật nhất là sự sáng tạo 04 kỹ thuật lăn CNK cơ bản đã góp phần đưa côn nhị khúc từ một binh khí thông thường trở thành một môn nghệ thuật thể thao.

Ngày 20/5/2005, Bộ môn Côn nhị khúc Trung tâm đào tạo HLV võ thuật Việt Nam (gọi tắt là Trung tâm MIC - [1]) đã thông qua “Luật thi đấu côn nhị khúc” do thầy Lê Rích Tô - Giáo viên côn nhị khúc của Trung tâm MIC nghiên cứu xây dựng. Đây cũng là lần đầu tiên trên thế giới, CNK được tổ chức thi đấu cả 2 nội dung quyền & đối kháng mang tính thể thao.

Như vậy, lịch sử côn nhị khúc có thể đút kết ngắn gọn như sau: Côn nhị khúc được hình thành ở Okinawa (Nhật Bản), được hệ thống & luật hóa tại Việt Nam (Trung tâm MIC). [2]

Kính mong được sự phản hồi của các bạn từ khắp mọi nơi trên thế giới về 2 vấn đề sau:

1. Ý kiến của các bạn về việc CNK có một chương trình đào tạo hoàn chỉnh, trong đó, người học hết giai đoạn sơ cấp sẽ phải thi sáng tạo 01 bài quyền CNK trong thời gian từ 1 đến 2 phút. Mời các bạn xem đề thi ở đây: [3]

Mời các bạn xem bài thi đoạt giải nhất của Khóa 8 khi thi hết bậc sơ cấp môn CNK ở Trung tâm MIC: [4]. (Đến thời điểm hiện nay, đã có khoảng 1.800 người hoàn tất bậc sơ cấp, gần 200 người hoàn tất bậc trung cấp & 01 người được công nhận bậc nâng cao về CNK, theo tiêu chuẩn của Trung tâm đào tạo HLV võ thuật Việt Nam).

2. Bạn nghĩ gì về Giải thi đấu CNK lần đầu tiên được tổ chức có cả hình thức thi quyền & đối kháng CNK. Chắc hẳn các bạn sẽ rất ngạc nhiên về việc này: thi đấu đối kháng CNK!

Mời các bạn xem Điều lệ Giải ở đây: [5] và Luật thi đấu CNK ở đây: http://mic.edu.vn/luatdauvothuat/

Bạn nghĩ sao về 2 việc trên? Chúng ta có thể xem đây như là 2 sự kiện góp phần nâng cao chất lượng phát triển CNK trong giai đoạn hiện nay không? Liệu chúng ta có hoang tưởng không khi cho rằng đây cũng là 2 sự kiện quan trọng trong lịch sử hình thành & phát triển của CNK trên thế giới?

Hiện nay, thầy & trò ở Trung tâm MIC rất hy vọng sẽ nâng CNK thành 1 môn thể thao thi đấu quốc tế trong tương lai gần đây.

Mọi phản biện mang tính học thuật, lịch sử hoặc kỹ thuật CNK, kính mong các bạn vui lòng gởi về địa chỉ email: Lehuynh@mic.edu.vn.

Cảm ơn các bạn đã đọc đoạn trao đổi này. --Lehuynhmic (thảo luận) 09:47, ngày 10 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bạn về tất cả những thông tin đã nói đến ở trên. Tôi cho rằng những thông tin đó có thể được đưa vào bài với việc xác lập một mục mới trong bài mang tên "Côn nhị khúc tại Việt Nam", vì đó vẫn chỉ là những thông tin trong nước, chưa có tầm bao quát toàn nhân loại. Để biết chắc chắn chỉ có Việt Nam sản xuất ra điều lệ thi đấu côn nhị khúc, có hệ thống chương trình hoàn chỉnh duy nhất trên thế giới, thì cần có sự kiểm chứng bằng những thông tin rộng hơn, từ giới tập luyện và thi đấu côn nhị khúc trên thế giới. Bởi vì đây không phải là Wikipedia của người Việt, mà là Wikipedia tiếng Việt với tư cách là phiên bản nhỏ của một từ điển Wikipedia đa ngôn ngữ. Mục từ bên phiên bản Wikipedia tiếng Anh [6], và tiếng Nhật [7] đều không có bất cứ thông tin nào khẳng định sự hệ thống hóa và luật hóa côn nhị khúc ở Việt Nam như một nơi duy nhất trên thế giới làm được điều đó. Khương Việt Hà (thảo luận) 08:11, ngày 10 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bạn Khương Việt Hà về sự quan tâm này. Sự cẩn trọng của bạn là hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, xin hỏi bạn rằng: Nếu đã là "đầu tiên trên thế giới", mà hôm nay chúng ta là người đầu tiên công bố "Chương trình giảng dạy" & "Luật thi đấu CNK".... thì làm sao bạn có thể tìm thấy điều này ở mọi nơi khác. (Nếu bạn đã tìm khắp các ngôn ngữ wiki & google hoặc website của bất kỳ môn phái võ thuật nào trên thế giới... nhưng cũng ko thể có 2 vấn đề mà tôi đã trình bày, thì chúng ta có được quyền gọi là "đầu tiên trên thế giới" ko?).

Khi tiến hành kiểm chứng 2 sự việc trên, mong các bạn lưu ý mốc thời gian xảy ra: năm 1985 là thời điểm hệ thống hóa "chương trình đào tạo" (đến nay đã có hơn 2.000 người tập luyện & tỏa đi khắp thế giới), năm 2005 là thời điểm luật (thể thao) hóa CNK tại VN. Khi kiểm chứng, rất mong các bạn cũng nên so sánh về hình thức, nội dung, kỹ thuật cũng như tinh thần... của các vấn đề có liên quan.

Một lần nữa, xin cảm ơn bạn Khương Việt Hà về sự phản hồi như trên. --Lehuynhmic (thảo luận) 09:47, ngày 10 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Là một người thường xuyên luyện tập côn nhị khúc và cũng có quan tâm đến vũ khí này từ lâu, nhưng tôi cũng chưa từng bắt gặp thông tin về sự công bố chương trình giảng dạy cũng như luật thi đấu tại nơi nào khác (ngoài website bạn nói đến). Tuy vậy, điều đó chỉ phản ánh rằng tầm bao quát kiến thức của tôi còn nhiều lỗ hổng, chứ không phản ánh rằng trên thế giới không có điều đó (giới Karateka Nhật Bản, rất có thể, đã làm điều này, và trong một bài viết trên Sổ tay võ thuật mang tên Tuyệt vời với côn nhị khúc, tôi đã thấy có diễn viên-võ sĩ người ngoại quốc biểu diễn côn nhị khúc như một phần trình diễn-thi đấu thể thao ở trình độ tuyệt luân). Vì vậy, với lòng tôn trọng đối với thành quả mà Việt Nam đã làm được trong nỗ lực hệ thống hóa chương trình giảng dạy cũng như thi đấu tại Việt Nam, như trên đã nói, tôi đề nghị bạn bổ sung vào bài một mục “Côn nhị khúc ở Việt Nam”! Kính! Khương Việt Hà (thảo luận) 08:36, ngày 10 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Xin nhất trí với đề nghị của bạn Khương Việt Hà. --Lehuynhmic (thảo luận) 09:47, ngày 10 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

"Luật thi đấu CNK" là của thầy Lê Rích Tô - Giáo viên côn nhị khúc của Trung tâm MIC nghiên cứu xây dựng và không/chưa phải do Uỷ ban Thể dục Thể thao Việt Nam ban hành. Lưu Ly (thảo luận)

Bạn Lưu Ly đặt vấn đề rất hay. Nếu Luật đấu này được Ủy ban TDTT Việt Nam thông qua thì khi ấy bộ môn CNK đã được phép trở thành 1 môn thể thao mới, chính thức tại Việt Nam. Bước tiếp theo là được các Liên đoàn thể thao khu vực, các châu lục & Ủy ban Olympic thế giới thông qua (Lúc này thì CNK đã trở thành 1 môn thi đấu tại Olympic rồi). May mắn thay! Bạn có chung tay làm việc này vì CNK & vì Việt Nam ko? --Lehuynhmic (thảo luận) 09:47, ngày 10 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Hỏi 1 tí

[sửa mã nguồn]

Tại sao thể loại bài này là Karate, trong khi đó tôi học Wushu cũng fải học về cái côn này? Nội dung học đầu tiên và cơ bản nhất gần như trong hình mà tại bài đã có, khác là fải đứng tấn. --Lamb - (Talk) 09:01, ngày 10 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Ha ha...cũng phải học mà không phải là cũng được học...Lưu Ly (thảo luận) 09:14, ngày 10 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Xin trao đổi cùng hai bạn Lamb & Lưu Ly: Ở Trung tâm MIC, bên cạnh 5 môn võ chuyên sâu (Võ cổ truyền, Vovinam, Karatedo, Taekwondo & Wushu) mà bạn phải chọn & tập luyện riêng suốt 3 năm, còn có hơn 27 môn học khác mà các bạn phải tập luyện (hoặc học) chung (CNK cũng là 1 môn học trong nhóm này). Các môn học chung này nhằm mục đích nâng cao phẩm chất cá nhân, năng lực vận động & kỹ năng sống của mỗi học sinh - trang bị cho các bạn các công cụ & phương tiện cần thiết khi nghiên cứu hoặc giảng dạy thể dục & võ thuật. Ngoài ra, các môn này còn giúp các bạn khắc phục tính võ biền & gia trưởng phổ biến của người học võ.--Lehuynhmic (thảo luận) 09:35, ngày 10 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Chúng ta nên vào vấn đề! --Lamb - (Talk) 10:12, ngày 11 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Hiện tượng "Hồ Chí Minh là người Thanh Hóa" đã xuất hiện trên bài viết "côn nhị khúc".

[sửa mã nguồn]

Ban quản trị đã tùy tiện xóa đi nhóm kỹ thuật "lăn côn nhị khúc" ra khỏi bài viết, chứng tỏ kiến thức côn nhị khúc của các bạn quá hạn hẹp!

Lịch sử côn nhị khúc ở Việt Nam đã bị xóa bỏ và bóp méo

[sửa mã nguồn]

Tại phút 1:50 có nhắc đến tên người tiên phong từ năm 1985.171.232.155.242 (thảo luận) 01:19, ngày 17 tháng 7 năm 2019 (UTC) [1]Trả lời

Ông ấy còn sống ở đây: [2]

Đây là Trang FB cá nhân của ông ấy: [3]

Mong Wikipedia xem lại.

  1. ^ https://www.youtube.com/watch?v=FUWRq2BEYaQ
  2. ^ https://www.youtube.com/watch?v=Yq5oA7tCaD8
  3. ^ https://www.facebook.com/le.cuong.54379236
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Maeve Wiley: Dịu dàng như một giấc mơ bão tố
Maeve Wiley: Dịu dàng như một giấc mơ bão tố
Nàng như một khối Rubik, nhưng không phải do nàng đổi màu trước mỗi đối tượng mà do sắc phản của nàng khác biệt trong mắt đối tượng kia
Vật phẩm thế giới Five Elements Overcoming - Overlord
Vật phẩm thế giới Five Elements Overcoming - Overlord
Five Elements Overcoming Hay được biết đến với cái tên " Ngũ Hành Tương Khắc " Vật phẩm cấp độ thế giới thuộc vào nhóm 20 World Item vô cùng mạnh mẽ và quyền năng trong Yggdrasil.
[Genshin Impact] Guide La Hoàn Thâm Cảnh v2.3
[Genshin Impact] Guide La Hoàn Thâm Cảnh v2.3
Cẩm nang đi la hoàn thâm cảnh trong genshin impact mùa 2.3
Song of Broken Pines - Weapon Guide Genshin Impact
Song of Broken Pines - Weapon Guide Genshin Impact
It is a greatsword as light as the sigh of grass in the breeze, yet as merciless to the corrupt as typhoon.