Thảo luận:Chiến dịch Bắc Tây Nguyên 1972

Chính xác[sửa mã nguồn]

Bài này lấy thông tin chủ yếu từ nguồn Trịnh Tiếu. Cần chỉnh nhiều hơn nữa để đỡ giống nguồn và kiểm tra chéo với các tài liệu của các bên khác (Mỹ, Bắc Việt). Tôi mới đọc qua thì đã thấy có vấn đề, ví dụ "Sư đoàn 2 Sao Vàng". Sư đoàn 2 quân giải phóng không có tên Sao Vàng, còn sư đoàn Sao vàng thì ở Bình Định suốt chiến tranh không lên Tây Nguyên lần nào. Tmct (thảo luận) 19:56, ngày 9 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Có 2 sư sao vàng lận Tcmt ơi!Panzerschreck (thảo luận) 05:57, ngày 18 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

{{Cần dẫn chứng}}--202.244.105.124 (thảo luận) 07:59, ngày 18 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi đã từng đọc hồi ký của Trịnh Tiếu trong cuốn "Tướng lĩnh Sài Gòn tự thuật" và cũng đã nhận thấy sai lầm này. Trong thời gian Chiến dịch Bắc Tây Nguyên 1972, Trịnh Tiếu là đại tá trưởng phòng quân báo của Vùng 2 chiến thuật (Quân đoàn II-QLVNCH). Những thông tin tình báo mà ông ta nhận được về lực lượng QĐNDVN tham chiến ở Bắc Tây nguyên có nhiều điểm rất thiếu chính xác. Không chỉ về cái gọi là "Sư đoàn 2 Sao Vàng". Vì Sư đoàn Sao Vàng là sư đoàn 3 (đã có thông tin trên Wiki) khi đó đang tác chiến tại Bình Định. Còn Sư đoàn 2 mà Trịnh Tiếu nói đến là một đơn vị của Binh đoàn Trường Sơn (Đoàn 559) làm nhiệm vụ hậu cần cho mặt trận, trong khi Sư đoàn 968 là đơn vị bảo vệ tuyến hành lang và có tham gia chiến đấu nhưng không phải với toàn bộ lực lượng. Có lẽ các sĩ quan tình báo cấp dưới của Trịnh Tiếu đã nhầm lẫn hoặc chính ông ta nhầm lẫn. Những thông tin về Sư đoàn 320 tham gia trận này cũng không chính xác. Thời điểm Xuân-Hè 1972, Sư đoàn 320 có hai trung đoàn nòng cốt: Trung đoàn 48 (Trung đoàn Thăng Long, mật danh chiến dịch là K3-Tam Đảo) và Trung đoàn 64 tham chiến tại Mặt trận Trị - Thiên. Chỉ có trung đoàn 52 của Sư đoàn 320 có mặt và tham chiến tại Bắc Tây Nguyên cùng với toàn bộ Sư đoàn 316. Ngay cả tướng Mỹ John Paul Vane cũng nhầm lẫn khi ông ta cho rằng mũi tấn công chính của Cộng sản nhằm vào Bắc Tây Nguyên do không nắm được sự thay đổi của Bộ Chính trị Đảng CSVN chuyển hướng tấn công chính sang mặt trận Trị Thiên trong cuộc họp Quân ủy Trung ương ngày 27 tháng 3 năm 1972. Ba ngày trước khi diễn ra Chiến dịch Xuân Hè 1972. Vì vậy, tôi đồng ý với Tmct về việc cần kiểm tra, hiệu chỉnh lại thông tin khi được dẫn từ nguồn có khuynh hướng thiên vị một phía (bất kể là có hay chưa có uy tín).
Bạn Panzerschreck cho rằng có đến 2 sư đoàn 2 cũng là không đúng. Năm 1972, chỉ có một sư đoàn 2 đang chiến đấu ở Bình Định, không liên quan gì đến Mặt trận Bắc Tây nguyên năm 1972 (tôi sẽ dẫn tài liệu ở Chiến cục năm 1972). Vì Bộ Tổng tham mưu QLVNCH cứ ôm khư khư cái sai lầm của Trịnh Tiếu nên bạn Panzerschreck cũng sai theo khi không chịu tham khảo các nguồn khác.
Minh Tâm-T41-BCA (thảo luận)

Bài này đang nói tới Chiến dịch Bắc Tây Nguyên nên số thương vong trong bảng hiển nhiên là không chính xác117.1.172.99 (thảo luận) 09:38, ngày 8 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

Vuhcong (thảo luận) 07:53, ngày 3 tháng 11 năm 2010 (UTC)=Ngày 24 tháng 3, trung đoàn 28 (độc lập) cắt đứt đường 14 ở Diên Bình, bao vây Võ Định, đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn 23 Thủy quân lục chiến QLVNCHTrả lời

  • Hoàn toàn ko chính xác!
  • Thứ 1, chẳng có tiểu đoàn 23 TQLC QLVNCH nào cả . Thủy Quân Lục Chiến chỉ có các tiểu đoàn 1-9, 3 tiểu đoàn pháo binh 1-3, và các tiểu đoàn yểm trợ kỹ thuật ko tác chiến . Lấy đâu ra tiểu đoàn 23 để bị thiệt hại nặng ?
  • Thứ 2, vào lúc đó ko có đơn vị nào của TQLC hành quân trên vùng II cả . 2 lữ đoàn ở Quảng Trị, tổng cộng 6 tiểu đoàn và 2 TD pháo binh; 1 lữ đoàn với 3 tiểu đoàn ở Saigon nghỉ dưỡng quân, bổ sung quân số, trang bị . Từ sau 1971 cho đến 1975, Thủy quân lục chiến VNCH chỉ hành quân ở Vùng I, hoàn toàn ko tham chiến trên Tây Nguyên

(ref: www.tqlcvn.org) Vuhcong (thảo luận) 07:53, ngày 3 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Hoàn toàn đúng. Các lực lượng dự bị chiến lược của QLVNCH tham chiến tại Bắc Tây nguyên năm 1972 chỉ có quân dù. --Двина-C75MT 17:23, ngày 4 tháng 11 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Teshima Aoi - Âm nhạc... sự bình yên vô tận (From Up on Poppy Hill)
Teshima Aoi - Âm nhạc... sự bình yên vô tận (From Up on Poppy Hill)
Khi những thanh âm đi xuyên qua, chạm đến cả những phần tâm hồn ẩn sâu nhất, đục đẽo những góc cạnh sần sùi, xấu xí, sắc nhọn thành
Quân đội của Isengard - Chúa tể của những chiếc nhẫn
Quân đội của Isengard - Chúa tể của những chiếc nhẫn
Saruman là thủ lĩnh của Hội Đồng Pháp Sư, rất thông thái và quyền năng. Lẽ ra ông ta sẽ là địch thủ xứng tầm với Sauron
Tổng hợp các shop quần áo TAOBAO đã cập bến trên Shopee
Tổng hợp các shop quần áo TAOBAO đã cập bến trên Shopee
Không cần đặt hàng qua trung gian cầu kỳ lại hay trôi nổi lạc hàng, lưu ngay 6 tọa độ đồ nam Taobao cực xịn trên shopee
Sơ lược về thuật thức của gia tộc Kamo
Sơ lược về thuật thức của gia tộc Kamo
Xích Huyết Thao Thuật là một trong những thuật thức quý giá được truyền qua nhiều thế hệ của tộc Kamo.