Không biết ở Việt Nam, Bắc Trung Nam có quan niệm cúng tất niên khác nhau không? Và cúng tất niên là cúng cho ai? ý nghĩa của phong tục tập quán này là gì?
"Ngày Tất niên có thể là ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên. Buổi tối ngày này, người ta làm cỗ cúng tất niên. Giữa ngày 30 (hoặc 29) tháng Chạp và ngày mồng 1 tháng Giêng, giờ Tý (từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ hôm sau), trong đó thời điểm bắt đầu giờ Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày Mồng 1 tháng Giêng) là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết. Nó đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, nó được gọi là Giao thừa."
Hình như đoạn trên trong bài viết là có hơi bị trùng trong phần đặc điểm, với lại phong tục cúng tất niên hiện nay thấy ở miền Trung nước ta thì người ta cúng tất niên vào thời gian cách trước tết nguyên đán khoảng trên dưới 1 tuần rồi, không nhất thiết phải là ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Ví dụ như bắt đầu từ ngày 23 là gia chủ cúng rồi, sau đó mời bạn bè đến dự. Rồi những ngày còn lại cho đến tết có thể được người khác mời lại. Không chỉ gia đình mà cơ quan nhà nước lẫn xí nghiệp tư nhân cũng thấy như vậy á.
Còn ở miền Bắc, miền Nam thì không rành cho lắm. Nên ai có biết thì ... To Purity (thảo luận) 07:39, ngày 13 tháng 2 năm 2015 (UTC)