Thảo luận:Trống đồng Đông Sơn

Untitled

[sửa mã nguồn]
Các khu vực đã tồn tại trống được xếp theo thứ tự về số lượng như sau : Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Miến Điện, Lào, Campuchia, Malaysia, Philipin và Nhật Bản.

Câu trên nói về "trống đồng" nói chung hay chỉ "trống đồng Đông Sơn" (Hegel Type I) thôi? Nếu nói đến trống đồng nói chung thì ở Trung Quốc đào được cả nghìn cái, trong khi Việt Nam chỉ được mấy trăm cái [1]. Nếu chỉ nói đến trống Đông Sơn thì ở Vân Nam Trung Quốc cũng có (xem link trên). Tmct 14:33, ngày 20 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Câu trên trong bài được tóm tắt từ tài liệu tham khảo Những trống đồng Đông Sơn đã phát hiện ở Việt Nam và theo nội dung chính thì viết về "trống đồng Đông Sơn". Trong tài liệu viết đến thứ tự trên có thiếu một cái tên là Hoa Nam, nằm ở vị trí thứ 2 sau Việt Nam, không rõ là khu vực nào, có phải thuộc Trung Quốc hay không, nếu đúng thì sẽ cho thêm khu vực này vào, không thấy nhắc đến Vân Nam trong thứ tự trên.
Ngoài ra, có khá nhiều trống đồng của Việt Nam bị lấy mang sang Trung Quốc và trong tác phẩm "Cổ đồng cổ đồ lục" của nhà nghiên cứu Trung Quốc Văn Hựu thì trống đồng cũng được phân loại thành 4 loại, gần tương xứng với phân loại của Hegel, tuy nhiên cũng có nhiều điều khác nhau. Còn tập sách "Đồng cổ đồ lục" do tập thể cán bộ Viện bảo tàng tỉnh Vân Nam biên soạn năm 1959 thì cũng miêu tả 40 chiếc trống đồng được phát hiện và chia làm 4 loại:giáp thức, ất thức, bính thức và đinh thức, cũng không trùng khớp với 4 loại của Hegel lắm. Trong tài liệu có phân tích dài dòng và kỹ hơn, tôi chỉ viết ra đây là vài nét sơ lược thêm về phân loại trống đồng tại Trung Quốc. Còn link trên tiếng Anh dài quá, tôi không rõ nội dung chính trong link đó lắm. Casablanca1911 04:33, ngày 22 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời
Hoa Nam và Hoa Bắc nghĩa là vùng phía Nam và phía Bắc của [Trung] Hoa. Link đó nói về chiến tranh giữa các ông khảo cổ học Việt-Trung, cãi nhau xem ai phát minh ra trống đồng, vui ra phết. Tmct 09:52, ngày 22 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Lịch sử

[sửa mã nguồn]

Không thấy trong bài nói về chiếc trống đầu tiên nào được phát hiện, hay nó đã được lưu giữ tại di tích lịch sử từ lâu và truyền từ đời này sang đời khác?F (thảo luận) 10:47, ngày 24 tháng 3 năm 2013 (UTC)Trả lời

Ngoài biểu trưng ngôi sao ở giữa có thể đại diện cho tục thờ mặt trời và ngôi sao 12 cánh tượng trưng cho 12 tháng, thì liệu có những biểu tượng hay hình vẽ khác tượng trưng cho 365 ngày không? hoặc số con chim, thú trên mặt trống là 52 ~ 52 tuần lễ và vv, Nếu có thì cho thấy văn minh người Việt cổ phát triển thật cao.F (thảo luận) 10:53, ngày 24 tháng 3 năm 2013 (UTC)Trả lời
Hình như hình vẽ chim muông, thú trên cùng một vòng tròn thể hiện cho mùa săn bắt chẳng hạn.F (thảo luận) 10:55, ngày 24 tháng 3 năm 2013 (UTC)Trả lời

Chim Lạc hay chim Lạc hồng có là hình ảnh của một loài chim thật nào không hay chỉ là biểu tượng văn hóa thờ cúng?F (thảo luận) 11:06, ngày 24 tháng 3 năm 2013 (UTC)Trả lời

Nội dung thiếu dẫn chứng

[sửa mã nguồn]

Đa phần các đoạn trong bài thiếu dẫn chứng.F (thảo luận) 10:57, ngày 24 tháng 3 năm 2013 (UTC)Trả lời

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Shuna - Vermilion Vegetable trong Tensura
Nhân vật Shuna - Vermilion Vegetable trong Tensura
Shuna (朱菜シュナ shuna, lit. "Vermilion Vegetable "?) là một majin phục vụ cho Rimuru Tempest sau khi được anh ấy đặt tên.
Một vài yếu tố thần thoại qua hình tượng loài quỷ trong Kimetsu no Yaiba
Một vài yếu tố thần thoại qua hình tượng loài quỷ trong Kimetsu no Yaiba
Kimetsu no Yaiba (hay còn được biết tới với tên Việt hóa Thanh gươm diệt quỷ) là một bộ manga Nhật Bản do tác giả Gotoge Koyoharu sáng tác và minh hoạ
Hướng dẫn sử dụng Bulldog – con ghẻ dòng rifle
Hướng dẫn sử dụng Bulldog – con ghẻ dòng rifle
Trước sự thống trị của Phantom và Vandal, người chơi dường như đã quên mất Valorant vẫn còn tồn tại một khẩu rifle khác: Bulldog
[Review] 500 ngày của mùa hè | (500) Days of Summer
[Review] 500 ngày của mùa hè | (500) Days of Summer
(500) days of summer hay 500 ngày của mùa hè chắc cũng chẳng còn lạ lẫm gì với mọi người nữa