Đây là một trong những tranh chấp đất đai ở Hà Nội vào thời điểm 2007 mà bên Công giáo cho là chính quyền Việt Nam chiếm đoạt bất hợp pháp, được bán lại cho giới đầu tư cho các dự án xây cất, nên đã bị bên Công giáo đòi lại. Nó bao gồm cả khu đất 178 phố Nguyễn Lương Bằng. cho nên bài này nên được triển khai thêm về phần này. [1] DanGong (thảo luận) 09:50, ngày 20 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời
Bài viết này nhìn chung rất dài, nội dung rất rối loạn, đọc xong chẳng rõ đầu đuôi ra sao, nhiều đoạn trong đó là nguồn tự xuất vản với nội dung khá thiếu trung lập. Liệu tôi có nên xóa chúng đi không? Collector thảo luận 16:52, ngày 2 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
- @Collector143: Wikipedia:Hãy táo bạo. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 19:07, ngày 2 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
Tôi đã xóa 2 nguồn tự xuất bản. Ngoài ra, cách viết cũ trong bài đã nhập nhằng tòa này là nền chùa Báo Thiên cũ, trong khi cũng cáo buộc như thế với nhà thờ lớn. Điều này đơn giản là không thể vì không có cái chùa nào có thể to bằng cả một block phố như thế. Nói rằng trong khuôn viên chùa thì may ra hợp lý. Greenknight (thảo luận) 21:07, ngày 2 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
- @Collector143: Tôi đã bổ sung ý chính trong phần mở đầu. Greenknight (thảo luận) 22:29, ngày 2 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
- @Greenknight:Tôi nghĩ bài viết còn phải sửa chữa nhiều. Chứ như nguồn này [1] thì rõ ra là nguồn tự xuất bản rồi. Tiện đây thì trong nguồn bài viết của phần quan điểm bên thứ 3 tôi thấy có 1 đoạn, tôi nghĩ đây có vẻ như là kết cục của vụ này. Ai có thông tin thì nên bổ sung cho bài viết rõ ràng, rành mạch hơn: [2]
- Sau khi bộ trưởng ngoại giao Vatican ra lệnh cho Giám mục Ngô Quang Kiệt chấm dứt tranh đấu đòi lại tòa Khâm sứ, cũng nằm trong khuôn viên chùa Báo Thiên của Phật giáo, thì ông đã tuân lịnh và giáo dân đã đem cây thánh giá bằng sắt tây cao khoảng bốn mét mà họ đã dựng lên trước tòa Khâm sứ cũ về lại trong khuôn viên của tòa giám mục và đem dựng lên đằng sau miệng giếng đá cỗ, rồi họ đốt lên khoảng 50 cây nến có nhiều màu sắc khác nhau, ánh nến sáng rực làm nổi bật hình các hoa sen được khắc chạm vào giếng đó, và hình ảnh này được truyền đi khắp nơi. Nhờ đó mà các nhà nghiên cứu Phật giáo mới khám phá đó là giếng đá của chùa Báo Thiên, có niên đại cổ nhất của Việt Nam, gần 1.000 năm.
- Nhờ vụ này mà phát hiện ra cái giếng cổ, thế thì bên Công giáo cãi làm sao được :).
- Collector thảo luận 16:35, ngày 3 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
- @Collector143: 1. Nguồn tỉnh dòng trong bài là nguồn chính thức của dòng tu, các website của dòng tu được cộng đồng đồng thuận là nguồn hợp lệ.
- 2. Khu vực Nhà thờ Lớn nằm trên khuôn viên chùa Báo Thiên thì ai cũng biết, vấn đề là chùa Báo Thiên đã bị bỏ hoang nên Công giáo cho rằng yêu cầu đòi đất của Phật giáo là không hợp lý. Còn giếng đá cổ ở trong khuôn viên Tòa Giám mục chứ không phải ở khuôn viên Tòa Khâm sứ. Bài này viết về Tòa Khâm sứ cùng khuôn viên, chủ yếu là tranh chấp giữa Công giáo và chính quyền. Phật giáo muốn liên quan vào vì cho rằng "khu đất của chùa Báo Thiên" còn bao gồm Tòa Khâm sứ.
- P/s: Giếng cổ đã được phát hiện trước đó: "Năm 1985, nhân một chuyến tham quan Hà Nội, chúng tôi tình cờ bắt gặp ngôi giếng đá cổ ấy nằm trong ngõ của một nhà dân ở phố Nhà Chung, thuộc phần đất nhà thờ cho giáo dân cư trú lâu nay. Cuối năm 2002, khi ra Hà Nội tham dự Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc, chúng tôi một lần nữa quay lại tìm thăm giếng đá cổ, nhưng rất tiếc giếng đá đã bị người dân cho đổ cát lấp đầy." (http://www.daophatngaynay.com/vn/phatgiao-vn/danh-lam/4063-gieng-da-co-chua-bao-thien-cua-tin-con-lai.html) Greenknight (thảo luận) 17:52, ngày 3 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
- @Greenknight: Tôi không cho rằng tinhdongchuacuuthe.com là một nguồn hợp lệ. Chỉ nhìn cái tiêu đề "Giáo hội Miền Bắc dưới thời cộng sản từ 1954 đến nay (kỳ V)" thôi là đã thấy không đáng tin rồi. Và nó hoàn toàn không được cấp giấy phép. Bạn có có căn cứ nào khẳng định một nguồn như trên là hợp lệ không?
- Còn như lấy lý lẽ như chùa Báo Thiên bỏ hoang... tôi thấy đó chỉ là một cách chống chế. Ý tôi muốn nói là phần kết cục, bộ trưởng ngoại giao Vatican đã yêu cầu Giám mục Ngô Quang Kiệt ngừng tranh chấp, và tôi muốn làm rõ hơn phần kết cục này. Collector thảo luận 18:29, ngày 3 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Collector143: Wikipedia:Dự án/Công giáo/Danh sách nguồn chính thức có đoạn "Các nguồn từ website chính thức của các hội dòng". Bạn thấy cái tiêu đề không đáng tin như thế nào? Bạn có thể bổ sung phần Vatican yêu cầu Gm Kiệt ngừng lại, đồng thời nêu ai hay nguồn nào viết như thế, vì tôi chưa thấy nguồn nào của Giáo hội khẳng định như vậy cả. P/s: Bạn tag chính xác "địa chỉ" của user thì họ mới nhận được thông báo, địa chỉ của tôi là Greenknight dv
. Greenknight (thảo luận) 18:54, ngày 3 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
- @Greenknight: Vậy bạn có cơ sở nào để chứng minh rằng đây là Các nguồn từ website chính thức của các hội dòng, giả sử nếu dòng tu có 1 người thì sao?. Qua đây chúng ta cũng có thể thấy rằng wiki đang trở thành sân chơi của những người Công giáo. Collector thảo luận 18:58, ngày 3 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
- @Collector143: "giả sử nếu dòng tu có 1 người thì sao", nói đến đây cho thấy bạn không hiểu biết gì về Công giáo. Wikipedia là nơi trung lập, chấp nhận quan điểm từ các bên khác nhau nên nguồn Công giáo đương nhiên cần có tiếng nói vì họ là bên có liên quan, như Wikipedia cũng dùng nguồn của chính quyền trong vụ này. P/s: Mà bạn vẫn tag sai tên tôi nên việc bạn tag là vô ích. Greenknight (thảo luận) 19:10, ngày 3 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
- @Greenknight: Tôi không cần phải hiểu về Công giáo và cũng không quan tâm. Cái chính tôi muốn nói là: các dòng tu là một tổ chức tại VN, vậy thì web của nó phải được cấp giấy phép hoạt động. Cộng đồng của chúng ta đang ưu ái cho cho Công giáo khi cho 1 nguồn không có giấy phép là nguồn hợp lệ. Collector thảo luận 19:24, ngày 3 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
- Từ đầu đến giờ bạn cứ "chẳng rõ đầu đuôi ra sao", rồi lại "không cần phải hiểu và cũng không cần quan tâm" về tổ chức, cách thức hoạt động của một bên trong vụ tranh chấp này. Không có tinh thần cầu tiến học hỏi thì người khác cũng khó giúp bạn lắm. Dường như bạn cũng chẳng hiểu tiêu chuẩn dẫn nguồn của Wikipedia là như thế nào. Wikipedia ưu tiên nguồn hàn lâm, trong vụ này chưa có nguồn hàn lâm thì dùng nguồn báo chí và thông báo của các bên có liên quan. Giấy phép hoạt động do chính quyền cấp không phải là tiêu chí mạnh nhất, càng không phải là tiêu chí duy nhất để có thể coi 1 nguồn là hợp lệ. Greenknight (thảo luận) 19:52, ngày 3 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
- "Chẳng rõ đầu đuôi" ở đây có nghĩa là phần nguyên nhân viết không rõ ràng, kết cục của nó ra sao cũng chẳng hề ghi, tại sao giáo dân rút đi, mảnh đất đó sau này làm gì? Tất cả đều không hề được đề cập, chỉ toàn đăng mấy phần cãi nhau của 2 bên. wikipedia là nơi đề cao tính trung lập , vì vậy chỉ nên tường thuật lại sự việc mà không nên định hướng người đọc. Còn như bạn bảo tôi cần phải hiểu rõ về hệ thống trong Công giáo? Tôi việc gì phải tìm hiểu. Tôi chỉ quan tâm đến web đó không có giấy phép. Giả dụ bây giờ tôi lập ra một cái Website, nhận mình là người đại diện cho toàn bộ Công giáo tại VN, rồi tôi tuyên bố CGVN giải tán hêt, như vậy có được đăng lên wiki không?
- Và một tổ chức đang hoạt động tại VN, trang web của nó lại không tuân thủ pháp luật Việt Nam, liệu nó có được cho là một nguồn hợp lệ?
“
|
Ngày 15 tháng 7 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Nghị định này thay thế các quy định tại Nghị định 97/2008/NĐ-CP.
Theo đó, tổ chức, doanh nghiệp chỉ được thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, thiết lập mạng xã hội khi có Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, Giấy phép thiết lập mạng xã hội
Theo Nghị định này, tổ chức, doanh nghiệp được cấp Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, Giấy phép thiết lập mạng xã hội khi có đủ các Điều kiện sau đây:
– Là tổ chức, doanh nghiệp được thành lập theo pháp Luật Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ hoặc đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với dịch vụ và nội dung thông tin cung cấp;
– Có nhân sự quản lý đáp ứng yêu cầu theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
– Đã đăng ký tên miền sử dụng để thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội;
– Có đủ khả năng tài chính, kỹ thuật, tổ chức, nhân sự phù hợp với quy mô hoạt động;
– Có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin.
|
”
|
Collector thảo luận 21:15, ngày 3 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời
- @Collector143: Nên tag với cú pháp {{ping|Greenknight dv}}. Caruri (thảo luận) 19:30, ngày 3 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời