Chào mừng bạn đến với Wikipedia tiếng Việt. Cảm ơn bạn rất nhiều trong việc đóng góp và chỉnh sửa thông tin. Nếu bạn thích, bạn có thể tạo tài khoản ở đây và bắt đầu đóng góp ngay bây giờ!
Xin vui lòng đừng đóng góp những thông tin có tính quảng cáo, sai lệch, không trung lập, thử nghiệm, sao chép từ nguồn khác hoặc mang tính cá nhân và không liên quan vào Wikipedia tiếng Việt. Hãy trân trọng kiến thức mà Wikipedia tiếng Việt mang lại với mọi người khắp nơi trên thế giới.
You received this thanks message because you made edits here. If you do not understand Vietnamese, you can leave your comments at Guestbook for non-Vietnamese speakers. Specially thank for your contributions.
Mintu Martin (thảo luận · đóng góp)
Cho hỏi cao danh quý tánh của thành viên này là ai vậy? Sao ko đăng ký một tài khoản riêng mà cứ dùng IP làm chi?? Mintu Martin (thảo luận) 02:23, ngày 7 tháng 4 năm 2017 (UTC)
Xin lỗi nếu như bạn cảm thấy tôi hơi nặng lời. Thật ra tôi không cáu giận gì cả nhưng tiết lộ thân phận của mình là điều tôi không muốn. Tôi cảm thấy không hài lòng khi nhiều bài đề cử chất lượng còn tệ nhưng vẫn dễ dàng có đủ ba phiếu bầu chọn rồi được phong sao. Cứ như vậy thì chất lượng của Wikipedia tiếng Việt sẽ như thế nào? Tôi không phải cựu thành viên Wikipedia, chỉ là một người rất yêu thích bách khoa này. Tôi biết tiếng nói của một IP có thể không có trọng lượng trong một cuộc biểu quyết bài viết chọn lọc hay bài viết tốt nên điều duy nhất tôi có thể làm là chỉ ra lỗi sai, những điểm còn thiếu sót của các đề cử để các bạn có thể sửa chữa, đồng thời kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng đối với hai không gian này. Bạn và những thành viên khác cũng nên có trách nhiệm đối với từng đề cử và từng lá phiếu của mình. Đừng đua theo số lượng mà hãy xem trọng chất lượng. Tôi biết bạn có mong ước rằng số lượng bài viết tốt và chọn lọc của Wikipedia tiếng Việt sẽ theo kịp bên tiếng Anh nhưng hãy chọn những bài nào đó thật sự xứng đáng để mà đề cử. 210.10.201.226 (thảo luận) 08:32, ngày 11 tháng 4 năm 2017 (UTC)
Tôi với bạn trao đổi tại đây là được rồi, không cần phải xin face làm chi 210.10.201.226 (thảo luận) 07:17, ngày 24 tháng 4 năm 2017 (UTC)
T ko hài lòng với cách bỏ phiếu ý kiến của bác, t thấy bác có vẻ theo dõi rất kĩ các bq của t, nhưng tại sao suốt 2 tuần qua bác ko có lấy một ý kiến, cho đến khi có phiếu đồng ý của ai đó mới bắt đầu cho ý kiến?? Bác đã làm lãng phí rất nhiều thời gian BQ.
Potterhead (thảo luận) 16:10, ngày 27 tháng 6 năm 2017 (UTC)
Gửi Mintu Martin,
Cuối cùng, tất cả những gì tôi nói ở trên là quan điểm của tôi, những điều mà tôi thấy trong suốt thời gian qua tại hai khu vực ứng cử bài viết tốt và bài viết chọn lọc. Tôi khâm phục sự nhiệt huyết, sự nhiệt tình của bạn. Điều tôi quý nhất ở bạn đó là bạn vẫn quan tâm đến ý kiến của một IP như tôi, chứng tỏ bạn luôn muốn làm hài lòng người khác. Tôi hy vọng bạn sau này sẽ thử sức với những bài dài hơn chứ đừng quanh quẩn ở những bài ngắn như thế này. Nhiều thành viên Wikipedia không thích bài quá ngắn mà còn thiếu nhiều nội dung cần và nên có (như Dead Inside là một ví dụ).
Thân mến,
IP vô danh
Cảm ơn những ý kiến chân thành của bác về hai ứng cử trên của t, (nói thật đúng là các ứng cử này cũng làm t điên đầu suốt một tháng qua). Về bài Dead Inside, phần lớn những nguồn t tìm đc phần lớn là ko rõ ràng, nếu nâng cấp phần đánh giá cũng phải mất thêm 1 thời gian nữa (như đã nói ở trên, vì thực sự lúc này t rất bận). Tương tự như Every Teardrop like a Waterfall, đúng là bài hát này đc trình diễn rất nhiều, nhưng khi search google chỉ toàn hiện ra mấy cái fanvideo từ youtube ko xác thực nên ko thể đưa vào bài, hoặc là mấy trang web kiểu forum, khó mà chọn đc. Về các nguồn và lỗi dịch thuật bác nêu ở ứng cử, t cũng sẽ cố gắng sửa trong thgian ngắn nhất có thể. Nếu chẳng may hai đề cử này có thất bại, lần sau hi vọng trước khi tái cử t sẽ hỏi thêm ý kiến của bác để giải quyết nốt những vấn đề tồn đọng, ko biết bác có đồng ý ko?
—Potterhead (thảo luận) 10:39, ngày 6 tháng 7 năm 2017 (UTC)
Gửi Mintu Martin
Hy vọng bạn giải thích cho tôi hiểu việc bạn nói tôi "đòi hỏi quá nhiều" ở bên Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt/Every Teardrop Like a Waterfall là như thế nào? Cách bạn đặt chữ tiêu chuẩn giữa hai dấu ngoặc kép là có ý gì vậy? Một bài viết mà còn nguồn không đủ độ tin cậy, trình bày cẩu thả và thiếu đi những nội dung cần thiết và rất dễ tìm như hai bài Dead Inside và Every Teardrop Like a Waterfall thì tôi không biết liệu chúng có xứng đáng được nhận một ngôi sao màu bạc lấp lánh không? Có gắn sao thì chắc cũng như kiểu "phồn vinh giả tạo" mà thôi.
Bàn về kinh nghiệm của Quenhitran. Tôi không có ý nói bạn non kinh nghiệm nhưng tuổi nghề của Quenhitran trên Wikipedia tiếng Việt hơn hẳn bạn. Bạn tham gia Wikipedia từ tháng 5 năm 2015 (xem https://tools.wmflabs.org/supercount/index.php?user=Mintu_Martin&project=vi.wikipedia) trong khi Quenhitran đã có mặt tại đây từ cuối năm 2011 (xem https://tools.wmflabs.org/supercount/index.php?user=Quenhitran&project=vi.wikipedia), nhiều hơn bạn khoảng hơn hai năm. Quenhitran không phải chỉ dịch bài viết tốt và bài viết chọn lọc, bản thân cô/chị ấy cũng đã tự mình viết bài bên Wikipedia tiếng Anh và tự đề cử. Quenhitran đến nay đã sở hữu ba bài viết tốt và một bài viết chọn lọc trên Wikipedia tiếng Anh. Chắc bạn cũng biết là bên tiếng Anh, người ta đánh giá một bài viết tốt và bài viết chọn lọc gắt gao rất, rất là nhiều lần (đa phần những người đánh giá bên đó thật sự có tâm và có trách nhiệm vì chất lượng của Wikipedia) so với kiểu bỏ phiếu còn lạc hậu như Wikipedia tiếng Việt (đồng ý là nhân lực bên tiếng Việt còn ít và yếu nên đành phải chấp nhận kiểu bầu chọn như hiện nay). Từng ấy năm trong nghề cộng với những lần bầu chọn gắt gao như vậy thì chắc không còn gì phải bàn cãi về kinh nghiệm của cô/chị ấy. Lại nói, đánh giá của Quenhitran đối với Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt/Every Teardrop Like a Waterfall rất đỗi là bình thường. Chỉ việc mở rộng thêm bài và những đề mục cần thiết thôi mà. Có những thứ rất dễ để thêm vào bài như "Trình diễn trực tiếp" mà trước đây các đề cử của bạn (kể cả The Hardest Part hay Resistance) cũng bị thiếu sót. Những thiếu sót này có khả năng vô tình hình thành những tiền lệ xấu cho những lớp người đi sau khi họ cứ lấy (chẳng hạn như) "The Hardest Part" làm ví dụ chuẩn mực cho một bài viết tốt về bài hát.
Về ý kiến so sánh lượng bài. Đồng ý là tôi có những thiếu sót khi nhìn nhận một cách thiếu thực tế về nhân lực Wikipedia tiếng Việt và Wikipedia tiếng Trung bằng việc so sánh lượng bài. Tuy nhiên, tiếng Việt vẫn là một trong những Wikipedia có lượng bài lớn. Để theo kịp ngôn ngữ hàng đầu là Wikipedia tiếng Anh, chất lượng và tiêu chuẩn của Wikipedia tiếng Việt phải được nâng lên theo. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Sao mà chỉ trang trí cho đẹp cho lấp lánh trong khi chất lượng còn vấn đề thì tôi nghĩ chẳng có gì là tự hào cả.
Tôi không muốn có ác cảm với những bài ngắn. Nhưng tôi không bằng lòng khi những bài viết về bài hát có khả năng mở rộng được lên tầm 30-50.000 bytes nhưng vẫn để nguyên si ở phiên bản chỉ đáng chất lượng C và dài dưới 20.000 bytes rồi đem đi đề cử bài viết tốt. Có những bài viết tốt về bài hát trên Wikipedia tiếng Anh dài hơn 100.000 bytes kìa (không nói đến bài viết chọn lọc). Nhớ lần đề cử thứ hai của Dead Inside, khi tôi ý kiến về độ dài của bài thì bạn bảo ôi hãy xem lại hai bài viết tốt cũng do bạn đề cử là The Hardest Part và Resistance. Tôi nghĩ vì bạn chỉ xem hai bài viết này là khuôn mẫu thích hợp đối với một bài viết tốt về bài hát nên dù bạn chật vật hai ba tháng trời cũng không thể mở rộng thêm bài và cũng không biết là bài thiếu nội dung gì. Theo tôi, Dead Inside có khả năng đạt được mốc thấp nhất là 30.000 bytes còn Every Teardrop Like a Waterfall thì được 45.000 bytes.
Tôi cũng chẳng muốn làm khó gì nhưng chính bạn là người muốn lượng bài viết tốt và chọn lọc trên Wikipedia tiếng Việt sánh ngang với Wikipedia tiếng Anh (xem https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn/S%E1%BB%ADa_quy_tr%C3%ACnh_%C4%91%E1%BB%81_c%E1%BB%AD_b%C3%A0i_vi%E1%BA%BFt_ch%E1%BB%8Dn_l%E1%BB%8Dc) còn tôi thì không muốn Wikipedia tiếng Việt chỉ có số lượng mà chất lượng không lên theo nên tôi buộc phải nâng cao tiêu chuẩn đánh giá bài viết tốt và bài viết chọn lọc lên (tôi hy vọng trong tương lai người đánh giá và người đề cử cũng sẽ làm việc như vậy). Các đánh giá bên tiếng Anh đều xem chuyện "thẩm mỹ nguồn" là điều cần thiết phải lưu tâm không những đối với bài viết chọn lọc mà còn đối với bài viết tốt, xem (https://en.wikipedia.org/wiki/Talk:Owen_Hunt/GA1) và (https://en.wikipedia.org/wiki/Talk:Delayed_gratification/GA1). Mà tôi thấy chuyện này có khó khăn gì đâu mà vẫn không làm nhỉ
Dù bài viết tốt không đòi hỏi phải chi tiết nhưng đây lại là một bài ngắn nên tôi tự hỏi tại sao không mở rộng thêm trong khi thông tin thì đầy rẫy trên Internet.
Thế hệ 9x cuối cùng vừa kết thúc đời học sinh của họ và bạn là thế hệ 10x đầu tiên, thế hệ tiếp theo đối mặt với một kì thi tốt nghiệp gian truân trong nền giáo dục đầy biến động của Việt Nam. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe và học tập tốt. Wikipedia không cho chúng ta tiền và tương lai nên đừng tốn quá nhiều thời gian cho nó mà quên mất những thứ quan trọng hơn trong cuộc sống thực.
Thân mến,
IP vô danh
Gửi Mintu,
Không nói đến chuyện thành viên Quenhitran viết được bao nhiêu phần trong số 3 bài viết tốt hay danh sách chọn lọc kia bên Wikipedia tiếng Anh, cái tôi muốn nhấn mạnh về Quenhitran đó là kinh nghiệm của cô/chị ấy khi đã từng tự đề cử và trải qua quá trình đánh giá một bài viết tốt bên Wikipedia tiếng Anh và những lần đề cử đó đều diễn ra trước khi cả bạn hoạt động trên Wikipedia tiếng Việt. Tuổi nghề của bạn nhỏ hơn Quenhitran vì bạn tham gia Wikipedia sau chị/cô ấy hai năm, không liên quan đến chuyện đóng góp ai hơn ai. Đóng góp của bạn có thể vượt qua Quenhitran nếu bạn hoạt động trên Wikipedia tiếng Việt liên tục trong thời gian dài, nhất là tại thời điểm này, khi Quenhitran đã nhậm chức bảo quản viên và tần suất hoạt động lúc này dường như khá cầm chừng chứ không như mấy năm trước. Mà dù gì tôi thấy những nhận xét của Quenhitran đối với Every Teardrop like a Waterfall là đúng và khi đem qua để đánh giá Dead Inside thì lại càng đúng hơn nữa.
Chuyện thông tin đầy rẫy trên Internet, vì viết vội nên tôi nói không kĩ, tôi không có ý bảo bạn phải dùng mấy cái nguồn mà bạn gọi là rác. Và tôi cũng chưa bao giờ chấp nhận chuyện dùng nguồn kiểu không đáng tin cậy như thế. Không biết bạn còn nhớ là lần đề cử thứ hai của Dead Inside, tôi có ý kiến chuyện nguồn Youtube chưa xác minh (nguồn số 9 của Dead Inside, đã bị bỏ) chứ, và tôi cũng có đá động đến chuyện bài Resistance có dùng nguồn video của fan trên Youtube mà qua mặt được cộng đồng và trở thành bài viết tốt. Nếu bạn là người viết bài ở chủ đề này chắc cũng phải biết rõ là nguồn nào nên dùng với không nên dùng rồi đúng không.
Vấn đề này của bạn, "Kể cả khi tìm đc nguồn chính thống rồi, thêm thông tin là một chuyện, nhưng lọc ý để bài viết cho trung lập cũng là cả một vấn đề, mà xem ra t chưa có đạt đến level đó nên chỉ dịch phần lớn từ bên en thôi", vì bạn cứ ngại level mình không tới nên tôi nghĩ dù Dead Inside vẫn còn nhiều nguồn chính quy nói tới trên Internet, bạn vẫn không dám thêm vào.
Không rõ là tôi đã nói câu "Every Teardrop Is a Waterfall có dung lượng lớn là do thống kê doanh số/xếp hạng" khi nào nhỉ? Hay là bạn viết nhanh quá nên chưa kịp viết rõ rằng ý bạn muốn nói là bài Every Teardrop Is a Waterfall dài là do mấy bảng xếp hạng?
Thật khó hiểu khi người đề cử Dead Inside là chính bạn mà bạn còn chưa tự tin là chất lượng của nó tương xứng với một bài viết tốt. Nếu như vậy thì sao bạn vẫn hai ba lần đề cử. Ngay cả khi một trong số hai thành viên bỏ phiếu chống là NXL khẳng định ở Thảo luận thành viên:P.T.Đ rằng anh ta vẫn chưa xóa phiếu hoàn toàn đối với đề cử lần thứ hai. Đến lần đề cử lần thứ ba, bài vẫn còn để y nguyên từ lần đề cử thứ hai mà không thấy có bất kì sửa đổi lớn nào.Thật ngượng khi một trong hai người bỏ phiếu đồng ý là thành viên Lengkeng91 lại nhận xét đây là một bài viết "chi tiết" về "album" (trong khi bài này viết về bài hát)" và nhiều nguồn tham khảo (43 nguồn khi đó). Nếu tôi không góp ý gắt gao cũng như nhắn tin đến NXL1997 và NXL1997 sau đó ra tay giúp bạn, chắc chất lượng bài vẫn còn tệ như vậy và thẳng tiến làm một bài viết tốt luôn rồi. Nói chung biểu quyết cũng đã đóng với kết quả như đúng ý bạn muốn, chất lượng bài đã được cải thiện đôi chút với bố cục được trình bày hợp lý nên tôi cũng thay đổi quan điểm của mình về bài. Nếu đánh giá Dead Inside theo thang điểm 10, tôi xin chấm cho Dead Inside hiện tại cao lắm là 7 điểm rưỡi. Hiện còn một góp ý của thành viên NXL vẫn bị bỏ đó, không được quan tâm mà biểu quyết vẫn được đóng lại.
Và chuyện bạn đến giờ phút này vẫn còn lấy những bài ngắn được gắn sao bài viết tốt bên Wikipedia tiếng Anh như Madness ra để so sánh với Dead Inside thì tôi thấy nhiều khả năng Dead Inside sẽ ngủ quên trong chiến thắng. Tôi không thấy bạn nhìn lên mà chỉ nhìn xuống. Sao bạn không lấy những bài viết tốt dài như bài này chẳng hạn ( https://en.wikipedia.org/wiki/Ironic_(song) ) làm khuôn mẫu mà cứ nhìn những bài ngắn vậy. Bài đã ngắn thì phải cố mà mở rộng thêm, cho xứng với nhận xét "bài viết chi tiết" chứ. Có những nội dung như "Trình diễn trực tiếp" dễ tìm nguồn chính quy và dễ cập nhật theo thời gian. Chẳng hạn như bài hát Dead Inside sẽ được Muse trình diễn trong nhiều dịp trong tương lai. Và một ban nhạc nổi tiếng như Muse chắc sẽ được báo chí chú ý tới mà viết bài. Bạn nên cập nhật những thông tin như vậy cho bài.
Chuyện đánh giá bài viết tốt bên Wikipedia tiếng Anh, đồng ý với những nhận định của bạn. Tôi muốn nói thêm là tất cả những đề cử gắn sao nói chung và bài viết tốt nói riêng hàng tuần có rất nhiều bài viết chờ xét duyệt. Như chủ đề nghệ thuật nhiều lúc có cả trăm bài xếp hàng chờ. Có khi mất đến ba tháng trời mà chưa được ai ngó ngàng tới. Và bên đó cũng có khi xuất hiện một số thành viên dễ tính đánh giá nên đôi khi chưa chắc gì những bài gắn sao đã tương xứng với tiêu chuẩn thực sự (cũng giống như chuyện bên tiếng Việt có những người trong "Hội bỏ phiếu thuận vậy"). Không biết bạn đã đọc đánh giá của bài Madness chưa. Khi Madness được đem đi ứng cử vào ngày 6 tháng 11 năm 2015, chỉ có một người đánh giá lúc đó là Azealia911 mở tài khoản vào khoảng cuối tháng 1 năm 2015, tức người này chỉ mới ở Wikipedia tiếng Anh tại thời điểm đánh giá chưa đầy 10 tháng. Nhiều khi thành viên này không khó tính như nhiều người có kinh nghiệm lâu, hoạt động từ khi Wikipedia khai sinh, nên chỉ đánh giá những gì có trong bài. Quay lại với Dead Inside, không rõ bạn đã đọc kĩ bài Madness chưa mà đã phán bài đó "cũng có chú thích nguồn tương tự như Dead Inside". Bạn hãy xem cách người ta trình bày trong từng nguồn kìa. Đó cũng là nhờ người đánh giá (mặc dù là người mới) chịu khó ngồi soi nên mới được vậy (xem mục "See also" và "Reference" của đánh giá https://en.wikipedia.org/wiki/Talk:Madness_(Muse_song)/GA1#References), ngay cả khi dẫn link đến tên báo hay trang web trùng đến hai lần người ta còn ý kiến.
Đối với chuyện nhiều bài viết tốt đã được gắn sao nhiều năm trên Wikipedia tiếng Anh, theo thời gian lộ ra những lỗi mới, những lỗi khiến nó không còn thỏa mãn tiêu chuẩn bài viết tốt, một phần là do quá nhiều bài viết tốt khiến những người có chuyên môn không có thời gian đánh giá lại và họ cũng có trăm công ngàn việc phải làm tiếp, không những trên Wikipedia (khởi tạo bài mới, canh chừng phá hoại, cập nhật thông tin) và còn ngoài đời nữa. Chỉ đến khi nào có thành viên đem ra xem xét thì khi đó mới được để ý tới. Trên Wikipedia tiếng Việt, tôi thấy chưa có một bài viết tốt và danh sách chọc lọc nào đem ra tước sao cả. Và nếu có đề cử đi chăng nữa thì cũng ít hoặc thậm chí là không có ai quan tâm. Thường thì tôi thấy bên tiếng Việt lâu lâu (có khi một năm mới thấy) có vài bài viết chọc lọc bị đem ra thảo luận tước sao.
Tôi nghĩ bạn nên giữ mong ước, hoài bão mà bạn gọi là "xa vời". Giữ bằng cách nào? Bằng cách thay đổi tiêu chuẩn đánh giá và cách nhìn nhận một bài viết như thế nào là đủ chuẩn là được. Có thể số lượng ta không bắt kịp họ trong tương lai gần nhưng chất lượng thì ta có thể ngang họ (nếu Wikipedia tiếng Việt chịu nâng cao tiêu chuẩn đánh giá như bên tiếng Anh). Người đề cử phải có trách nhiệm khi đem một bài viết ra làm ứng cử viên bài viết tốt hay chọn lọc. Chất lượng mới là cái đáng để tự hào. Nói chung thì cũng xin chúc mừng bạn đã có thêm một bài viết nữa đắc cử mặc dù tôi thấy nó vẫn chưa xứng đáng có được ngôi sao màu bạc đó. Tôi hy vọng chiến thắng này là động lực để bạn nâng cao kinh nghiệm viết bài và tinh thần đóng góp cho Wikipedia tiếng Việt "thêm tốt đẹp" chứ đừng lấy nó làm khuôn mẫu cho những bài sau.
Thân mến,
IP
T thấy bác luôn nhắc nhiều đến ước mơ "xa vời", t xin dẹp bỏ luôn ý nghĩ đó vì nó quá viển vông, mong bác đừng nhắc lại thêm nữa.. Bây giờ mong muốn duy nhất của t là nâng cấp đủ bài viết tốt bằng với bài viết CL, dù cho nó cũng khá khó khăn. Còn về chất lượng? T sẽ để các thành viên trên wiki tự đánh giá, và đối với riêng bác, t sẽ chỉ đáp ứng những yêu cầu mà t cho là cần thiết, còn những ý kiến như mở rộng bài, v.v.. t sẽ cân nhắc bởi thấy nó vẫn còn thiếu thuyết phục với t (Nếu có khả năng mở rộng bài như Ironic hay Every Teardrop, t đã đem bài đi BQ CL rồi chứ chẳng mất đến 1 tháng cho mục BVT làm gì, bài càng dài càng tốn nhiều thời gian sửa chữa, mà t ko có nhiều time cho mấy bài như thế). Nếu bác vẫn cứ tiếp tục nêu ra những ý kiến kiểu này, t có thể sẽ thẳng tay xóa TL của bác mà ko cần lí do, chỉ giữ lại những ý kiến mà t cho là hợp lý, nên bác cũng đừng kêu ca gì.
—Potterhead (thảo luận) 11:19, ngày 25 tháng 7 năm 2017 (UTC)