Thị giác ở cá

Một con mắt của cá

Thị giác ở cá đề cập đến thị giác (khả năng nhìn) hay thị lực ở các loài . Đa số các loài cá nói chung đều có thị giác không phát triển nhiều do bởi các loài cá sống trong môi trường nước có độ trong không cao và ánh sáng bị giảm dần theo độ sâu. Cá sống tầng sâu có thị giác kém hơn, nhiều loài cá gần như không thấy gì, cá biệt có những loài cá mù là những loài sống ở đáy đã tiêu biến chức năng nhìn và thay vào đó là chức năng cảm nhận của các giác quan khác. Tuy vậy, cũng có một số loài cá có khả năng nhìn thấy mục tiêu cũng tương đối xa. Thậm chí trong khi câu cá, người câu không nhìn thấy một số loài cá dưới nước nhưng ngược lại cá có thể phát hiện ra người câu, khi đó cá không dám bắt mồi.

Cấu tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Cá thường có hai mắt nằm ở phần đầu của cá. Vị trí hình dạng và chức năng của mắt cũng thay đổi theo tập tính sống của từng loài cá. Cá sống tầng mặt thì mắt thường to và nằm ở hai bên nửa trên của đầu, chẳng hạn như mắt cá trích, cá mè, cá he. Cá sống chui rúc hoặc sống ở tầng đáy thì mắt thường kém phát triển hoặc thoái hóa, bù lại phát triển các giác quan khác, chẳng hạn như Lươn, cá trê, cá lưỡi mèo. Cá sống vùng triề mắt thường nằm trên hai cuống ở đỉnh đầu như Cá thòi lòi, cá bống sao, cá bống kèo. Để có thể giúp cho cá phát hiện ra mồi ta thường đưa mồi đến gần khu vực có cá xuất hiện và di chuyển mồi tới lui, lên xuống nhằm gây sự chú ý và kích thích sự bắt mồi của cá.

Vị trí của cơ quan thị giác là mắt thường nằm ở hai bên đầu của cá. Chức năng để nhìn, tham gia vào việc giữ thăng bằng cho cơ thể cá. Góp phần tạo nên màu sắc của cá. Hình dạng cấu tạo của Mắt của cá thường gồm có 4 phần chính: Màng cứng: Là lớp ngoài cùng của mắt. Phía trước hình thành giác mạc trong suốt và phẳng để tránh va chạm lúc cá bơi lội. Ở cá sụn màng cứng bằng sụn. Ở cá xương màng cứng bằng tổ chức sợi.

Màng mạch: Là lớp nằm sát bên trong màng cứng. Gồm nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố. Màng mạch kéo dài ra phía trước hình thành mống mắt ở giữa có đồng tử. Võng mô: Là bộ phận sinh ra cảm giác, nằm ở phần trong cùng của mắt. Võng mô do nhiều tế bào thị giác hình thành; Có hai loại tế bào thị giác: Tế bào thị giác hình que: Cảm nhận cường độ ánh sáng nhanh hoặc chậm. Tế bào hình chóp nón: Cảm nhận màu sắc ánh sáng. Thủy tinh thể: Hình cầu, trong suốt. Giữa giác mạc, võng mô và thủy tinh thể chứa đầy dịch thủy tinh thể trong suốt dạng keo có nhiệm vụ cố định vị trí thủy tinh thể. Ánh sáng xuyên qua thủy tinh thể để đến võng mô. Ngoài ra mắt cá còn có cơ treo, cơ kéo, mấu lưỡi liềm. Cá không có tuyến lệ.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Thời điểm “vàng” để giáo dục giới tính cho trẻ
Thời điểm “vàng” để giáo dục giới tính cho trẻ
Khi nói chuyện với con về chủ đề giới tính và tình dục, ba mẹ hãy giải thích mọi thứ phù hợp với độ tuổi, khả năng tiếp thu của con
[Chongyun] Thuần Dương Chi Thể - Trường sinh bất lão
[Chongyun] Thuần Dương Chi Thể - Trường sinh bất lão
Nếu ai đã từng đọc những tiểu thuyết tiên hiệp, thì hẳn là không còn xa lạ
Corpse Bride - tản mạn về phim, cảm xúc của Victor đối với Emily là gì?
Corpse Bride - tản mạn về phim, cảm xúc của Victor đối với Emily là gì?
Victor gặp Emily trong một hoàn cảnh khá trớ trêu. Emily là một cô gái hồng nhan bạc mệnh, vì trót trao nhầm tình yêu cho một kẻ đểu cáng mà ra đi tức tưởi trong bộ váy cưới
Stranger Things season 4 - Sự chờ đợi liệu có xứng đáng
Stranger Things season 4 - Sự chờ đợi liệu có xứng đáng
Một lần nữa thì Stranger Things lại giữ được cái chất đặc trưng vốn có khác của mình đó chính là show rất biết cách sử dụng nhạc của thập niên 80s để thúc đẩy mạch truyện và góp phần vào cách mà mỗi tập phim khắc họa cảm xúc