Thừa phát lại hay chấp thế lại, là người có các tiêu chuẩn, được Nhà nước bổ nhiệm và trao quyền để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ[1], lập vi bằng[2] và các công việc khác theo quy định. Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại. Tên gọi văn phòng Thừa phát lại bao gồm cụm từ "Văn phòng Thừa phát lại" và phần tên riêng liền sau. Người đứng đầu Văn phòng Thừa phát lại là Thừa phát lại và là người đại diện theo pháp luật của văn phòng Thừa phát lại.
Hoạt động của thừa phát lại là một hoạt động trong thi hành án dân sự được thí điểm tại TP.HCM vào năm 2009 và được nhân rộng ra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ cuối năm 2013.
Hiện tại, Thừa phát lại không còn hoạt động thí điểm nữa mà chuyển sang hoạt động trên phạm vi cả nước theo quy định tại Nghị định 08/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Quy định về tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề Thừa phát lại tùy từng nước có khác nhau. Ở Việt Nam, theo quy định của pháp luật thì người có đủ sáu điều kiện sau đây được làm thừa phát lại[3]:
Ngày 01 tháng 11 năm 2022, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 08/2022/TT-BTP về Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại.[5]
Thừa phát lại chỉ được làm một số công việc như sau (được quy định tại Điều 3 Nghị định 08/2020/NĐ-CP[6]):