Thiếc(IV) oxide

Thiếc(IV) oxide
Cấu trúc phân tử của thiếc dioxide
Tổng quan
Danh pháp IUPACThiếc(IV) Oxide
Tên khácthiếc dioxide
Oxide thiếc (IV)
stanic Oxide
Công thức phân tửSnO2
Phân tử gam150,7088 g/mol
Biểu hiệnChất bột rắn màu trắng hay xám nhạt
Số CAS[18232-10-5]
Thuộc tính
Tỷ trọngpha6,95 g/cm³, rắn
Độ hòa tan trong nướcKhông hòa tan[1]
Độ hòa tan khácHòa tan trong kiềm đậm đặc nóng,[1] axit đậm đặc.
Không hòa tan trong ancol[2]
Nhiệt độ nóng chảy1630°C (1900 K)[1][2]
Điểm sôi1800-1900°C (2073-2173 K, thăng hoa)[2]
Độ nhớt? cP ở 20°C
Khác
MSDSICSC 0954
Các nguy hiểm chínhĐộc hại nếu nuốt phải
Kích thích mắt và da
NFPA 704
Điểm bắt lửaKhông cháy
Rủi ro/An toànR: 22, 36, 38
S:
Số RTECSXQ4000000
Dữ liệu hóa chất bổ sung
Cấu trúc & thuộc tínhn εr, v.v.
Dữ liệu nhiệt động lựcCác trạng thái
rắn, lỏng, khí
Dữ liệu quang phổUV, IR, NMR, MS
Các hợp chất liên quan
Các hợp chất tương tựTitan dioxide
Hafni dioxide
Các hợp chất liên quanThiếc(IV) hydroxide
tức axit stanic
Ngoại trừ có thông báo khác, các dữ liệu
được lấy ở 25 °C, 100 kPa
Thông tin về sự phủ nhận và tham chiếu

Thiếc(IV) Oxide hay Thiếc dioxide, còn gọi là Oxide thiếc (công thức hóa học SnO2) là một Oxide của thiếc. Nó có phân tử gam 150,71 g/mol, hệ số giãn nở nhiệt 0,02 (đơn vị ?).

Nó là dạng Oxide cao nhất của thiếc kim loại. Oxide thiếc rất trắng, tỷ trọng cao. Thiếc kim loại nóng chảynhiệt độ rất thấp nhưng Oxide thiếc chỉ nóng chảy ở 1.630°C[3]. Chất này có thể lấy từ nguồn bột Oxide thiếc.

Trong thủy tinh/gốm

[sửa | sửa mã nguồn]

SnO2 chủ yếu được sử dụng làm chất mờ đục (hàm lượng sử dụng từ 5-15%) cho mọi loại men. Oxide thiếc là một chất mờ đục hữu hiệu để chuyển men trong thành trắng đục, màu trắng mềm sắc xanh nếu so sánh với các màu trắng tinh thô của zircon ZrSiO4. Lượng sử dụng tùy thuộc thành phần men và nhiệt độ nung. Tính năng làm mờ đục của Oxide thiếc có được là do các hạt Oxide thiếc nhỏ phân tán & nằm lơ lửng trong men nung. Ở nhiệt độ cao hơn, các hạt Oxide thiếc bắt đầu bị chảy, hòa tan và sẽ mất khả năng làm mờ đục.

Cũng như zirconi dioxide ZrO2, lượng Oxide thiếc cao trong men nung thấp sẽ làm cho men khó chảy, làm cứng men chảy và tăng khả năng bị lỗ châm kim và gai ốc. Sử dụng Oxide thiếc sẽ có màu trắng mềm hơn sử dụng chất mờ đục với ziricon (rất thông dụng và rẻ hơn Oxide thiếc nhiều).

Một điều phải hết sức lưu ý là Oxide thiếc dễ dàng phản ứng với Chromi (chỉ cần lượng rất nhỏ) tạo ra màu hồng. Nếu trong lò chỉ có một ít hơi Chromi từ các loại men khác, màu trắng của Oxide thiếc sẽ không còn.

Các chất mờ đục khác có zirconi dioxide (cho màu trắng thủy tinh thô hơn), calci phosphat (bị vấn đề ngả màu sang xám), Oxide xeri (chỉ dùng ở nhiệt độ thấp), Oxide antimon (có vấn đề nếu men có chì – men ngả vàng) và titan dioxide (mất màu nếu có sắt Oxide).

Ứng dụng khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Với độ rộng vùng cấm xấp xỉ 3,6(eV), thiếc dioxide cũng được xem xét cho vai trò chất xúc tác quang.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Lide, David R. biên tập (2009). CRC Handbook of Chemistry and Physics . Boca Raton, Florida: CRC Press. ISBN 978-1-4200-9084-0.
  2. ^ a b c CID 29011 từ PubChem
  3. ^ Theo trang này thì nó nóng chảy ở 1630°C
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan