Tiếng Puyuma

Tiếng Puyuma
卑南語
Sử dụng tạiĐài Loan
Tổng số người nói8.500 (2002)
Dân tộcNgười Puyuma
Phân loạiNam Đảo
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3pyu
Glottologpuyu1239[1]
Linguasphere30-JAA-a
(đỏ) Puyuma
ELPPuyuma

Tiếng Puyuma (tên tự gọi Pinuyumayan, tiếng Trung: 卑南語; Hán-Việt: Ti Nam Ngữ; bính âm: Bēinán Yǔ) là ngôn ngữ của người Puyuma, một dân tộc bản xứ Đài Loan (xem thổ dân Đài Loan). Đây là một ngôn ngữ Formosa (một nhóm địa lý) trong ngữ hệ Nam Đảo. Hầu hết người nói là người trung niên hay lớn tuổi.

Tiếng Puyuma là một ngôn ngữ Nam Đảo có nhiều nét khác biệt.

Phương ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Phân loại nội tại cho các phương ngữ tiếng Puyuma dưới đây lấy từ Ting (1978). Phương ngữ Nam Vương là một phương ngữ vừa có phần nguyên thủy về âm vị học vừa có phần đổi mới về ngữ pháp: nó lưu giữ âm tắc hữu thanh của tiếng Puyuma nguyên thủy, song hợp nhất sỡ hữu cách và bổ cách.[2]

  • Puyuma nguyên thủy
    • Nam Vương
    • (Nhánh chính)
      • Pinaski–Ulivelivek
      • Rikavung
      • Kasavakan–Katipul

Những làng nói tiếng Puyuma:[3]

Cụm Puyuma
Cụm Katipul

Âm vị học

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Puyuma có 18 phụ âm, 4 nguyên âm:

Phụ âm tiếng Puyuma[4]
Đôi môi Chân răng Quặt lưỡi Vòm Ngạc mềm Thanh hầu
Mũi m n ŋ
Tắc vô thanh p t ʈ k ʔ
hữu thanh b d ɖ ɡ
Xát s
Rung r
Tiếp cận l ɭ j w
Nguyên âm tiếng Puyuma [4]
Trước Giữa Sau
Đóng i u
Vừa ə
Mở a

Nguồn tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Puyuma”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Teng (2009), tr. 839, 841.
  3. ^ Zeitoun & Cauquelin (2006), tr. 655.
  4. ^ a b Teng (2008), tr. 11, 18.

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan