Trí tuệ Việt Nam

Trí tuệ Việt Nam
Logo Trí tuệ Việt Nam
Trao choCác sản phẩm phần mềm tin học
NgàyNgày 1 tháng 1 hằng năm
Quốc giaViệt Nam
Được trao bởiĐài Truyền hình Việt Nam
Báo Lao Động
Công ty FPT
Dẫn chương trìnhLại Văn Sâm
Trịnh Long Vũ (Mùa giải 2004)
Trần Lập (Mùa giải 2006)
Lần đầu tiên2000
Lần gần nhất2007
Truyền hình
KênhVTV3
Thời lượngKhoảng 60 - 120 phút

Trí tuệ Việt Nam là cuộc thi sản phẩm phần mềm tin học nhằm phát hiện và khuyến khích các tài năng trẻ sáng tạo, phát triển những sản phẩm công nghệ thông tin có tính sáng tạo và tính ứng dụng cao trong cuộc sống phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cuộc thi do báo Lao động, Đài Truyền hình Việt NamCông ty FPT bắt đầu phối hợp tổ chức từ năm 2000. Mỗi năm, cuộc thi lại có một chủ đề khác nhau. Lễ trao giải thường được tổ chức vào ngày 1 tháng 1 dương lịch hằng năm.

Một số sản phẩm đoạt giải cao nhất của cuộc thi đã gây ra nhiều tranh cãi về tính ứng dụng cũng như độ trung thực, điển hình là hệ điều hành Vietkey Linux đoạt giải năm 2002 và iCMS đoạt giải năm 2003[1].

Hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Ý tưởng về một cuộc thi sản phẩm phần mềm tin học mang tên Trí tuệ Việt Nam đã được công ty FPT hình thành từ cuối năm 1999. Đầu năm 2000, FPT mời hai cơ quan ngôn luận lớn là báo Lao động và VTV3 tham gia đồng tổ chức. FPT nhận đài thị toàn bộ giải thưởng và chi phí cho thí sinh cũng như Ban giám khảo.[2]

Đối tượng tham gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Thể lệ của cuộc thi quy định đối tượng dự thi là người Việt Nam ở trong và ngoài nước (bao gồm cả Việt kiều ở nước ngoài) dưới 30 tuổi (năm đầu tiên không giới hạn độ tuổi).

Sản phẩm tham gia dự thi có thể là:

  • Ý tưởng, thiết kế, giải thuật (chưa là một sản phẩm, cần đầu tư thêm thời gian và công sức để hoàn thiện)
  • Sản phẩm hoàn thiện
  • Giải pháp (là một hệ thống đầy đủ gồm cả phần cứng và phần mềm, giải quyết được một công việc cụ thể)
  • Công trình nghiên cứu khoa học, luận án tốt nghiệp…[3]

Các lần tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm
Số tác phẩm dự thi
(Số sản phẩm hoàn thiện)
Giải Nhất Giải Nhì Giải Ba TK
2000 115 (40) Sinh vật rừng Việt Nam (Phùng Mỹ Trung, Võ Sỹ Nam)
  • VM3D - Tham quan và tìm hiểu Văn Miếu Quốc Tử Giám (Đinh Hải Minh, Nguyễn Phú Quảng)
  • ACC Simulator system (Phan Tấn Quang)
  • Bản đồ trực tuyến (Vương Quang Khải)
  • Intelligent Chinese Playing Program Pro++ Version 4.5 (Trần Việt Hà)
  • Chương trình Trò chơi Cờ điểm (Bùi Quốc Bảo)
  • Phần mềm hỗ trợ học tập và giảng dạy (Nguyễn Cao Trí);
  • Xây dựng một tổ hợp dịch vụ giải trí trực tuyến kết hợp thương mại điện tử và cộng đồng người dùng trên mạng Internet (Nguyễn Hòa Bình, Bạch Hưng Nguyên)
[3]
2001 144 (80) Hệ thống trao đổi thông tin trực tuyến được áp dụng trên trang TTVNOnline.com (V­ương Vũ Thắng)
  • Máy CNC 3D mini (Lê Văn Kiên
  • Chợ bất động sản ảo (Nhóm nghiên cứu ứng dụng Agent)
  • EasyCalc (Phạm Hoài Việt)
  • Website Sea Games 2003 (Nguyễn Tất Đắc, Trần Chí Hiếu, Đỗ Quang Tiến)
  • VietKar (Phùng Tiến Công)
[4]
2002 228 (124) Hệ điều hành Vietkey Linux (Vietkey Group) Hệ thống thu thập và tách thông tin ICPS (Nguyễn Thành Long, Nguyễn Phú Bình)
  • Phần mềm nhận dạng âm thanh và bản nhạc guitar (Trần Hữu Đức, Nguyễn Thành Hải, Nguyễn Anh Tuấn)
  • Điều khiển và giám sát hệ thống tín hiệu nhà ga và hệ thống đường ngang liên hoàn (Hoàng Kiên Du, Nguyễn Việt Anh)
[5][6]
2003 166 (142) Hệ thống quản trị nội dung - iCMS (nhóm iCMS) mvnForum - giải pháp cho diễn đàn thảo luận thông tin trực tuyến dựa trên công nghệ Java (Nguyễn Ngọc Minh và cộng sự)
  • Hệ thống âm nhạc trực tuyến Việt Nam - Vietnam Audio Networks (nhóm Van team)
  • Giải pháp tiếng Việt cho thiết bị cầm tay sử dụng hệ điều hành Palm-OS với bộ gõ minh hoạ cho phương pháp nhập liệu kiểu mới trên thiết bị máy tính sử dụng màn hình cảm ứng (Nguyễn Khắc Trọng, Vũ Trung Kiên)
[7]
2004 Phần mềm kiểm soát và giải pháp phòng thủ an ninh mạng – Moon Secure (Triệu Trần Đức) Môi trường số hóa bệnh viện Việt Nam (Nhóm TĐHK)
  • Hệ thống khai thác và quản lý đào tạo trực tuyến JELS (Nhóm Tự lập)
  • Đại gia đình các dân tộc Việt Nam CD Rom (Nhóm Namsoft)
[8][9]
2005 120 (98) Vn3D - Phần mềm gọi điện qua Internet bằng giao thức SIP cho thiết bị PDA bằng kết nối Wifi (nhóm Kết nối) Chuẩn hóa và làm sạch giao thức mạng trong suốt (Cao Tuấn Anh)
  • Công cụ soạn thảo bài giảng trực tuyến VIOLET (nhóm Violet)
  • Hệ thống CNTT bác sĩ (nhóm Trường Sơn)
[10][11]
2006 106 Hệ thống soạn thảo, nhận dạng và tính toán biểu thức toán học (Vương Bá Quý)
  • Hệ thống ghi vé xe tự động và quản lý phương tiện sử dụng công nghệ xử lý và nhận dạng ảnh (Vương Anh Tuấn, Nguyễn Đức Hải, Trương Quốc Hùng, Trần Thị Hải Anh)
  • Bộ thiết bị sạc điện và sao lưu dữ liệu cho điện thoại di động (Nguyễn Đức Tiến, Nguyễn Mạnh Tuấn, Phạm Xuân Đình, Trần Lê Mạnh, Nguyên Phan Hiếu, Lê Anh Tuấn, Ngô Đặng Quý Dương)
[12][13]
2007 81 Hệ thống nhắn tin xếp hàng (Nhóm Lá bốn cánh)
  • Hệ thống xử lý tiếng Việt tự động EPI và ứng dụng trên Baomoi.vn (nhóm EPI)
  • Nền tảng xây dựng cổng thông tin trên nền Web 2.0 (Nhóm Tam Sắc)
  • Website cộng đồng thiết kế (nhóm Ý tưởng thứ 26)
  • Công cụ JXT (nhóm N.B.I.S)
[14][15]

Ảnh hưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm đầu tiên tổ chức, cuộc thi Trí tuệ Việt Nam đã được báo Thể thao & Văn hoá bình chọn là một trong 10 sự kiện tiêu biểu của Việt Nam năm 2000.[16]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Đằng sau vụ iCMS - sản phẩm đoạt giải nhất cuộc thi Trí tuệ Việt Nam 2003”. Nhân Dân điện tử.
  2. ^ “Khởi động cuộc thi "Trí tuệ Việt Nam 2001". chungta.vn.
  3. ^ a b “Cuộc thi sản phẩm phần mềm tin học Trí tuệ Việt Nam 2000”. chungta.vn.
  4. ^ “Trao giải thưởng Trí tuệ Việt Nam 2001”. VnExpress.
  5. ^ Thanh Tú (19 tháng 11 năm 2002). “Hơn 200 hồ sơ tham dự cuộc thi "Trí tuệ Việt Nam 2002". VnExpress.
  6. ^ Thanh Tú (2 tháng 2 năm 2003). “Vietkey Linux đoạt giải nhất cuộc thi TTVN 2002”. VnExpress. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2022.
  7. ^ Huy Hoàng (23 tháng 1 năm 2004). “Cúp vàng Trí tuệ Việt Nam 2003 đã có chủ”. Hà Nội Mới.
  8. ^ “Trao giải cuộc thi Trí tuệ Việt Nam năm 2004”. Người Lao Động. 11 tháng 2 năm 2005. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2022.
  9. ^ “Trao giải cuộc thi trí tuệ Việt Nam 2004”. Nhân Dân. 9 tháng 2 năm 2005.
  10. ^ Bùi Dũng (30 tháng 1 năm 2006). “Trí tuệ Việt Nam 2005: "Sáng tạo để thay thế nhập khẩu". Dân Trí.
  11. ^ Quang Hùng (8 tháng 12 năm 2005). “13 sản phẩm lọt vào vòng chung khảo”. Dân Trí.
  12. ^ Thanh Giang (18 tháng 2 năm 2007). “Sản phẩm "Hệ thống soạn thảo, nhận dạng và tính toán biểu thức toán học đoạt cúp "Trí tuệ Việt Nam 2006". Sài Gòn Giải Phóng Online.
  13. ^ Bảo Trung (7 tháng 12 năm 2006). “12 sản phẩm vào chung khảo "Trí tuệ Việt Nam 2006". Dân Trí.
  14. ^ Thanh Huyền (8 tháng 2 năm 2008). "Hệ thống nhắn tin xếp hàng" đoạt giải nhất "Trí tuệ VN 2007". Tài Chính điện tử.[liên kết hỏng]
  15. ^ “Máy nhắn tin xếp hàng đoạt giải nhất Trí tuệ Việt Nam 2007”. Nhân Dân. 7 tháng 2 năm 2008.
  16. ^ "Trí tuệ Việt Nam 2001" mở rộng cho Việt kiều tham gia”. VnExpress.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan