Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Đại học Kiến trúc Hà Nội
Hanoi Architectural University
Địa chỉ
Map
Km 10, Đường Trần Phú, phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Tọa độ20°58′50,9″B 105°47′20,7″Đ / 20,96667°B 105,78333°Đ / 20.96667; 105.78333
Thông tin
LoạiĐại học kỹ thuật hệ công lập
Khẩu hiệuChất lượng cao - Sáng tạo - Tiên phong - Tích hợp - Trách nhiệm - Phát triển bền vững
Thành lập17 tháng 9 năm 1969; 55 năm trước (1969-09-17)
Mã trườngKTA
Hiệu trưởngPGS. TS. KTS. Lê Quân
Giảng viên507 người (trong đó có 138 Tiến sĩ bao gồm 31 Phó Giáo sư) (2024)
Linh vậtLoài kiến
Kinh phí132,758 tỷ đồng (2018)
Websitehttp://hau.edu.vn/
Thống kê
Sinh viên đại học14.281 người hệ chính quy (2024)
205 người hệ vừa làm vừa học (2024)
Sinh viên sau đại học227 người bao gồm 48 NCS (2024)

Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (Hanoi Architectural University, thường được gọi tắt là HAU) là một trường đại học chuyên ngành, thuộc nhóm hàng đầu về đào tạo lĩnh vực kiến trúc, xây dựng và thiết kế tại Việt Nam. Đồng thời, bên cạnh đào tạo, trường còn là trung tâm nghiên cứu, cố vấn, thực hiện các dự án cho doanh nghiệpChính phủ Việt Nam.

Với bề dầy lịch sử từ năm 1961 từ khi còn là một lớp đào tạo kiến trúc sư cho đến khi chính thức thành lập vào 17/9/1969 theo Quyết định 181/CP của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, trường đã và đang đào tạo ra nhiều thế hệ kiến trúc sư, kỹ sư, nhà thiết kế tài năng, đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước Cách mạng Tháng 8/1945 và trước khi giải phóng miền Bắc 1955, Việt Nam không chú trọng đào tạo cán bộ ngành xây dựng, kiến trúc sư và kỹ sư công chính được đào tạo với số lượng rất ít ỏi.

Ngày 08/06/1961: Chính phủ đã có văn bản số 1927 cho phép Bộ Kiến trúc với sự phối hợp của Bộ Giáo dục mở Lớp đào tạo Kiến trúc sư tại đại học Bách khoa, số lượng tuyển sinh mỗi khóa 100 người. Các lớp sinh viên Kiến trúc khoá 1961, 1962, 1963 được biên chế thành ngành Kiến trúc khoá VI, VII, VIII thuộc Khoa Xây dựng Trường đại học Bách khoa Hà Nội.

Tháng 10/1963: sau khi đã chuẩn bị đủ cơ sở trường lớp, và đội ngũ kỹ sư giảng dạy, có sự thoả thuận với Bộ Giáo dục, Lớp Đào tạo Kiến trúc sư được chuyển khỏi Bách khoa, hoạt động độc lập, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Kiến trúc.

Năm 1966: Chính phủ quyết định sáp nhập Lớp đào tạo Kiến trúc sư vào Trường đại học Xây dựng, trở thành Khoa Kiến trúc Đô thị Trường đại học Xây dựng.

Ngày 17/09/1969: Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội được thành lập theo Quyết định 181/CP, trên cơ sở của ngành Kiến trúc Đô thị tách ra từ Trường Đại học Xây dựng Hà Nội địa điểm tại Hà Đông. Ngày mới thành lập, trường đào tạo bậc đại học 4 ngành: Kiến trúc sư, Kỹ sư Xây dựng dân dụng và Công nghiệp, Kỹ sư Xây dựng công trình kỹ thuật Thành phố, Kỹ sư Kinh tế Xây dựng. Trường có 2 khoa: Khoa Kiến trúc và Khoa Kỹ thuật Xây dựng. Quy mô tuyển sinh là 200 sinh viên mỗi khóa. 2 năm sau, Trường phát triển thành 4 Khoa: Khoa Kiến trúc, Khoa Đô thị, Khoa Xây dựng, Khoa Cơ bản. Quy mô tuyển sinh tăng dần đến 400 sinh viên mỗi khóa.

Những năm tiếp theo, Trường được mở thêm các ngành mới: Kỹ sư Xây dựng công trình ngầm, Kỹ sư Quản lý Đô thị, Mỹ thuật Công nghiệp. Từ năm 1990, trường được giao đào tạo sau đại học các ngành đang được đào tạo tại Trường.

Cơ cấu tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Ban Giám hiệu

  • Chủ tịch Hội đồng Trường: PGS. TS. KTS. Phạm Trọng Thuật.
  • Hiệu trưởng: PGS.TS. KTS. Lê Quân
  • Phó Hiệu trưởng:
  1. PGS. TS. KTS. Nguyễn Tuấn Anh;
  2. TS. KTS. Ngô Thị Kim Dung;
  3. PGS. TS. Lê Anh Dũng.

Khoa đào tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Các khoa và bộ môn trực thuộc trường:[1]

  • Khoa Kiến trúc
  • Khoa Xây dựng
  • Khoa Quy hoạch đô thị - nông thôn
  • Khoa Kỹ thuật Hạ tầng và Môi trường đô thị
  • Khoa Quản lý đô thị
  • Khoa Thiết kế Mỹ thuật
  • Khoa Nội thất
  • Khoa Công nghệ thông tin
  • Khoa Sau đại học
  • Khoa Lý luận chính trị

Các đơn vị kinh doanh trực thuộc trường

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Viện Đào tạo Mở
  • Viện Đào tạo và Ứng dụng khoa học công nghệ
  • Văn phòng tư vấn và chuyển giao công nghệ xây dựng

Thành tích

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Huân chương Lao động: Hạng Ba (1986); Hạng Hai (2013); Hạng Nhất (1983)(2019);
  • Huân chương Độc lập: Hạng Ba (2001); Hạng Hai (1995); Hạng Nhất (1991);
  • Chủ tịch Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng Nhà trường Huân chương Hồ Chí Minh (2006);
  • Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào tặng Huân chương Lao động Hạng Ba (2000);
  • Cờ thi đua Bộ Xây dựng (2014, 2016);
  • Cờ thi đua Chính phủ (2015).
  • Đạt tiêu chuẩn Kiểm định chất lượng Giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Khoa”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2014.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Vì sao họ bán được hàng còn bạn thì không?
Vì sao họ bán được hàng còn bạn thì không?
Bán hàng có lẽ không còn là một nghề quá xa lạ đối với mỗi người chúng ta.
Đại cương về sát thương trong Genshin Impact
Đại cương về sát thương trong Genshin Impact
Các bạn có bao giờ đặt câu hỏi tại sao Xiangling 4 sao với 1300 damg có thể gây tới 7k4 damg lửa từ gấu Gouba
Kẻ đứng đầu abyss và nguyên nhân của toàn bộ vấn đề đang diễn ra ở Teyvat
Kẻ đứng đầu abyss và nguyên nhân của toàn bộ vấn đề đang diễn ra ở Teyvat
Nhắc lại đại khái về lịch sử Teyvat, xưa kia nơi đây được gọi là “thế giới cũ” và được làm chủ bởi Seven Sovereigns
Giới thiệu TV Series: Ragnarok (2020) - Hoàng hôn của chư thần
Giới thiệu TV Series: Ragnarok (2020) - Hoàng hôn của chư thần
Một series khá mới của Netflix tuy nhiên có vẻ do không gặp thời