Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội(Hanoi University of Natural Resources and Environment; viết tắt: HUNRE), là một trường Đại họccông lập tại Hà Nội, trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.[1] Trường đạt chuẩn 4 sao theo định hướng ứng dụng trên hệ thống xếp hạng đối sánh chất lượng đại học UPM (University Performance Metrics) . Đây là trung tâm nghiên cứu, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao với trình độ đại học và sau đại học cho các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật, môi trường, khí hậu, biển - hải đảo, trắc địa - bản đồ, đất đai, địa chất, khí tượng, thủy văn,... phục vụ cho lĩnh vực tài nguyênmôi trường của đất nước. Trường đang tích cực xây dựng đề án phát triển trở thành trường đại học trọng điểm quốc gia.
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 1583/QĐ-TTg ngày 23 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.[2][3] Nhà trường có truyền thống đào tạo hơn 60 năm, tiền thân là Trường Sơ cấp Khí tượng. Đến nay, Trường là cơ sở đào tạo đa ngành với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho quản lý Nhà nước về lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường ở trình độ đại học, sau đại học từ cấp Trung ương đến địa phương, các doanh nghiệp đến cộng đồng.
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, chịu sự quản lý quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo của Bộ Giáo dục và đào tạo, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Từ năm 1955 đến năm 2020, Nhà trường đã đào tạo trên 23.000 Kỹ sư, Cử nhân, Trung cấp chuyên nghiệp, Sơ cấp và Công nhân kỹ thuật các ngành: Khí tượng, Thủy văn, Đo đạc bản đồ, Quản lý đất đai, Kỹ thuật môi trường, Quản lý môi trường, Trắc địa – Bản đồ, Địa chính, Tin học...cho đất nước với: 14 khóa sơ cấp, 45 khóa trung cấp, 16 khóa cao đẳng, 27 khóa chuyên tu đại học, 8 khóa đại học liên thông, 9 khóa đại học chính quy, 4 khóa thạc sĩ sau đại học.
Các mốc lịch sử quan trọng của quá trình hình thành và phát triển:
Năm 1955 - 2005: Trường Cán bộ Khí tượng Thủy văn Hà Nội: Trường Cao đẳng Khí tượng thủy văn Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 721/QĐ-BGD&ĐT ngày 19 tháng 2 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo với tiền thân là Trường Sơ học Khí tượng (1955-1960), Trường Trung cấp Khí tượng (1961-1966), Trường cán bộ khí tượng (1967-1976), Trường cán bộ Khí tượng thủy văn (1976-1994), và Trường cán bộ Khí tượng thủy văn Hà Nội (1994-2001).
Năm 1955 - 1960: Trường Sơ học Khí tượng
Năm 1961 - 1966: Trường Trung cấp Khí tượng
Năm 1967 - 1976: Trường Cán bộ Khí tượng
Năm 1976 - 1994: Trường Cán bộ Khí tượng Thủy văn
Năm 1994 - 2001: Trường Cán bộ Khí tượng Thủy văn Hà Nội
Năm 2001 - 2005: Trường Cao đẳng Khí tượng Thủy văn Hà Nội
Năm 1971 - 2005: Trường Trung học Địa chính Trung ương I: được đổi tên từ Trường Trung học địa chính I (Quyết định số 179/2001/QĐ-TCĐC, ngày 6 tháng 6 năm 2001 của Tổng cục Địa chính), tiền thân là Trường Trung cấp Đo đạc và Bản đồ thành lập năm 1971.
Ngày 01/9/1971: Trường Trung học Đo đạc và Bản đồ
Năm 2001: Đổi thành Trường Trung học Địa chính Trung ương I
Năm 2005 - 2010: Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 2798/QĐ-BGD&ĐT ngày 1 tháng 6 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở hợp nhất Trường Cao đẳng Khí tượng thủy văn Hà Nội và Trường Trung học địa chính Trung ương I.
Ngày 23/08/2010: Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (theo Quyết định 1583/2010/QĐ TTg, ngày 23/08/2010 của Thủ tướng Chính phủ).
Xây dựng và phát triển Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội trở thành cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao các lĩnh vực tài nguyên và môi trường; đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý, thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; đến năm 2035, trở thành trường đại học trọng điểm quốc gia trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo định hướng ứng dụng.
Quy mô của trường rộng trên 13 ha, sẽ đào tạo hơn 15000 sinh viên và 600 cán bộ giảng viên. Tổng mức đầu tư của dự án là trên 800 tỷ đồng. Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường đã có chủ trương đầu tư được phê duyệt.[9]
Giải Khuyến khích cuộc thi Sinh viên Nghiên cứu Khoa học Euréka lần 22 năm 2020[17][18]
Top 26 dự án xuất sắc nhất cuộc thi Hành động vì trái đất - Chung kết chương trình thử thách các nhà lãnh đạo môi trường trẻ toàn cầu 2022 (GLS) do Quỹ Hemisphere Foundation - Tổ chức phi chính phủ của Singapore tổ chức.[19][20][21]
Cụm từ Pressing đã trở nên quá phổ biến trong thế giới bóng đá, đến mức nó còn lan sang các lĩnh vực khác và trở thành một cụm từ lóng được giới trẻ sử dụng để nói về việc gây áp lực
Izana là một người đàn ông mang nửa dòng máu Philippines, nửa Nhật Bản, có chiều cao trung bình với đôi mắt to màu tím, nước da nâu nhạt và mái tóc trắng ngắn thẳng được tạo kiểu rẽ ngôi giữa