Bỉm Sơn
|
|||
---|---|---|---|
Thị xã | |||
Thị xã Bỉm Sơn | |||
Hầm Dốc Xây trên tuyến Quốc lộ 1 | |||
Biệt danh | Thủ phủ Xi măng[1] | ||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Bắc Trung Bộ | ||
Tỉnh | Thanh Hóa | ||
Trụ sở UBND | 28 đường Trần Phú, phường Ba Đình | ||
Phân chia hành chính | 6 phường, 1 xã | ||
Thành lập | 18 tháng 12 năm 1981[2] | ||
Loại đô thị | Loại III | ||
Năm công nhận | 2015[3] | ||
Tổ chức lãnh đạo | |||
Chủ tịch UBND | Trịnh Tuấn Thành | ||
Chủ tịch HĐND | Nguyễn Thanh Tùng | ||
Bí thư Thị ủy | Nguyễn Văn Khiên | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 20°05′21″B 105°51′48″Đ / 20,08917°B 105,86333°Đ | |||
| |||
Diện tích | 63,86 km²[4] | ||
Dân số (2022) | |||
Tổng cộng | 69.826 người[4] | ||
Thành thị | 64.024 người (91,69%) | ||
Nông thôn | 5.802 người (8,31%) | ||
Mật độ | 1.093 người/km² | ||
Dân tộc | Kinh,... | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 381[5] | ||
Mã bưu chính | 407xx | ||
Biển số xe | 36-AP | ||
Website | bimson | ||
Bỉm Sơn là một thị xã thuộc tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.
Thị xã Bỉm Sơn được xác định là trung tâm kinh tế của vùng kinh tế động lực, đồng thời là cửa ngõ phía bắc tỉnh Thanh Hóa.
Thị xã Bỉm Sơn nằm ở phía bắc tỉnh Thanh Hoá, có vị trí địa lý:
Thị xã Bỉm Sơn nằm ở tọa độ 20°18’ – 20°20’ vĩ độ Bắc và 105°55’ – 106°05’ kinh độ Đông. Bỉm Sơn cách thủ đô Hà Nội 120 km về phía nam, cách thành phố Thanh Hóa 34 km về phía bắc, nằm trên mạng lưới giao thông vận tải thuận lợi với tuyến đường sắt Bắc - Nam, Quốc lộ 1 chạy qua, tạo nên mối giao thương rộng lớn với các tỉnh trong vùng và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
Thị xã Bỉm Sơn có diện tích 63,86 km², dân số năm 2022 là 69.826 người, mật độ dân số đạt 1.093 người/km².[4]
Bỉm Sơn là vùng đất thấp dần từ Tây sang Đông. Tuy diện tích không rộng nhưng Bỉm Sơn vừa có vùng đồng bằng, vùng núi đá, vùng đồi và sông suối.
Thị xã Bỉm Sơn có 2 nhóm đất chính là đất phù sa, đất xám Feralit, cụ thể:
Bỉm Sơn có khoáng sản chủ yếu là đá vôi, đá sét. Trong đó:
Hệ hống sông ngòi, ao, hồ của Bỉm Sơn gồm sông suối ngắn và nhỏ, nguồn nước mặt nghèo nàn biến động thất thường theo mùa: mùa mưa ngập úng, mùa khô thiếu nước.
Các suối: suối Sòng, Chín Giếng, Cổ Đam, Khe Gỗ, 3 voi, Khe Cạn đều đổ ra sông Hoạt, qua kênh Tam Điệp.
Tổng lưu lượng nước về mùa lũ: 1.685.000 m³/ngày đêm, về mùa kiệt: 9.513 m³/ngày đêm.
Nước ngầm khá phong phú, do địa hình đá vôi, Bỉm Sơn có nhiều hang động, sông suối ngầm có thể cung cấp nước cho cả thị xã, kết quả thăm dò 56 km² khu vực thị xã Bỉm Sơn (đoàn địa chất 47) được Hội đồng Trữ lượng nước quốc gia thông qua khẳng định: khu vực nước Bỉm Sơn có trữ lượng nước ngầm thuộc cấp A + B = 41.300 m³/ngày đêm.[cần dẫn nguồn]
Rừng Bỉm Sơn chủ yếu là rừng trồng, thực vật tự nhiên trên núi đá chủ yếu là cây lùm bụi, cây gỗ mọc rải rác không có trữ lượng, diện tích: 1.141,57 ha.[cần dẫn nguồn]
Động vật rừng nghèo nàn, chủ yếu là một vài loài bò sát và chồn, cáo trên núi đá.
Địa bàn thị xã Bỉm Sơn ngày nay vốn là một vùng đất ở phía bắc huyện Hà Trung.
Ngày 8 tháng 3 năm 1967, thành lập thị trấn nông trường Hà Trung trực thuộc huyện Hà Trung.[6]
Ngày 29 tháng 6 năm 1977, thành lập thị trấn Bỉm Sơn trực thuộc tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở một phần các xã Hà Dương và Hà Lan thuộc huyện Hà Trung, nhằm hỗ trợ cho Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn[7] – nhà máy sản xuất xi măng lớn nhất Việt Nam lúc bấy giờ.[8]
Ngày 18 tháng 12 năm 1981, thị xã Bỉm Sơn được thành lập, bao gồm thị trấn Bỉm Sơn, thị trấn nông trường Hà Trung và 2 xã Quang Trung, Hà Lan thuộc huyện Trung Sơn (hợp nhất từ 2 huyện Hà Trung và Nga Sơn).[2]
Ngày 29 tháng 9 năm 1983, thành lập 3 phường: Ba Đình, Lam Sơn, Ngọc Trạo trên cơ sở giải thể thị trấn Bỉm Sơn.[9]
Ngày 4 tháng 4 năm 1991, thành lập phường Bắc Sơn trên cơ sở thị trấn nông trường Hà Trung vừa giải thể và một phần phường Ba Đình.[10][11]
Ngày 11 tháng 4 năm 2002, thành lập phường Đông Sơn trên cơ sở 1.931,1 ha diện tích tự nhiên và 8.650 nhân khẩu của phường Lam Sơn.[12]
Ngày 8 tháng 12 năm 2009, thành lập phường Phú Sơn trên cơ sở điều chỉnh 287,85 ha diện tích tự nhiên và 7.163 nhân khẩu của xã Quang Trung.[13]
Ngày 29 tháng 5 năm 2015, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 601/QĐ-BXD công nhận thị xã Bỉm Sơn là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Thanh Hóa.[3][14]
Ngày 1 tháng 12 năm 2019, sáp nhập xã Hà Lan vào phường Đông Sơn.[15]
Thị xã Bỉm Sơn có 6 phường và 1 xã trực thuộc như hiện nay.
Thị xã Bỉm Sơn có 7 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 6 phường: Ba Đình, Bắc Sơn, Đông Sơn, Lam Sơn, Ngọc Trạo, Phú Sơn và 1 xã: Quang Trung.
Đơn vị hành chính | Phường Ba Đình |
Phường Bắc Sơn |
Phường Đông Sơn |
Phường Lam Sơn |
Phường Ngọc Trạo |
Phường Phú Sơn |
Xã Quang Trung |
---|---|---|---|---|---|---|---|
Diện tích (km²) | 8,74 | 16,58 | 21,00 | 4,90 | 2,87 | 2,71 | 7,06 |
Dân số (người) | 12.696 | 11.139 | 14.242 | 10.015 | 8.819 | 7.113 | 5.802 |
Mật độ dân số (người/km²) | 1.453 | 672 | 678 | 2.044 | 3.073 | 2.625 | 822 |
Hành chính | 10 khu phố | 10 khu phố | 12 khu phố | 6 khu phố | 8 khu phố | 6 khu phố | 6 thôn |
Nguồn: Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Thanh Hóa[4] |
Thị xã Bỉm Sơn là một mũi nhọn phát triển công nghiệp của xứ Thanh. Năm 2021 tổng giá trị sản xuất địa bàn ước đạt trên 29.511 tỷ đồng, bằng 100,2% kế hoạch, tăng 15,9% so cùng kỳ.
Các công ty, xí nghiệp lớn trên địa bàn thị xã:
Thị xã Bỉm Sơn có 2 khu công nghiệp là Bỉm Sơn A rộng 308 Ha và Bỉm Sơn B rộng 222 Ha và đươc quy hoạch mở rộng lên 1.000Ha . Với lợi thế nằm cạnh Quốc lộ 1 và đường cao tốc Bắc - Nam chạy qua gần khu công nghiệp, tương lai Bỉm Sơn sẽ thu hút dòng vốn FDI đầu tư rất lớn.
Các dự án FDI sẽ và đang triển khai hiện tại:
Thị xã Bỉm Sơn khá chậm trong việc phát triển đô thị, tiềm năm hiện chưa tương xứng với việc phát triển kinh tế. Trên địa bàn thị xã không có nhiều khu đô thị mà chủ yếu là khu dân cư cũ và khu dân cư được cải tạo.
Các dự án khu đô thị đang được triển khai và sắp triển khai:
Thị xã Bỉm Sơn là đầu mối kết nối với các vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc và miền Trung:
Thị xã Bỉm Sơn là một trong những vùng "đất học" của tỉnh Thanh Hóa. Trường THPT Bỉm Sơn thường có tỉ lệ đậu đại học hàng năm chỉ xếp sau Trường THPT chuyên Lam Sơn trong tỉnh.
Trong những năm gần đây, tỉ lệ học sinh Bỉm Sơn đỗ vào các trường đại học đạt trên 40%, riêng năm 2006 đạt 62%.
Trên địa bàn thị xã có Phân hiệu trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (trước đây là Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Miền Trung) và cơ sở 2 của Trường Cao đẳng nghề LILAMA 1.
Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội được tổ chức hàng năm để thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh - một trong tứ bất tử được nhân dân ta tôn thờ. Ngoài ra, cũng là thời điểm nhân dân thị xã tỏ lòng nhớ ơn tới vị hoàng đế ảo vải Quang Trung. Tại nơi đây, năm 1789, Nguyễn Huệ đã cùng Ngô Thì Nhậm, Ngô Văn Sở đã dừng chân để tập kết quân lương, chiêu mộ binh lính, trước khi tiến ra bắc đánh bại 29 vạn quân Thanh. Trong dân gian còn có câu:
“ | Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh... | ” |
hay:
“ | Vui nhất là hội Phủ Dầy
Vui là vui vậy, không tày Sòng Sơn. |
” |
Lễ hội Đền Sòng thường diễn ra từ ngày mùng 10/2 đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm. Nhưng đông vui nhất là ngày 26/2, tương truyền là ngày Thánh Mẫu hạ giới.[19]
Đền thờ bát Hải Long Vương là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Lễ hội được tổ chức vào 24 - 8 âm lịch.[20]
Đèo Ba Dội (hay còn gọi là đèo Tam Điệp) nằm giữa 2 tỉnh Thanh Hóa và Ninh Bình. Đèo Ba Dội đã được công nhận là di tích cấp quốc gia.[21]
Hồ Cánh Chim có diện tích 201.000m2 và 33.000m3 nước trữ lượng. Sở dĩ có tên là Cánh Chim vì đứng trên đèo Ba Dội nhìn xuống, hồ có dáng một con chim đang vút cánh bay cao.[21] Hồ Cánh Chim là một danh thắng được xếp hạng cấp quốc gia.
Hệ thống động Cửa Buồng gồm 3 động: động Cô Tiên, động Đào Nguyên và động Cửa Buồng, nằm giữa 2 núi Tượng Sơn và Điểu Sơn (núi hình con voi và núi hình con chim). Nhiều danh nhân đã từng tới đây và để lại dấu ấn của mình.
Năm 1408, Nguyễn Trãi trên đường tìm minh chủ Lê Lợi đã qua đây và viết ở phiến đá giữa cửa động chữ Trãi (廌) theo lối chữ triện, đến nay vẫn còn.
Hải Thượng Lãn Ông cũng có bài thơ ca ngợi cảnh sắc động Đào Nguyên:
“ | Đào Nguyên vân vũ vãn mơ hồ
Thủy sắc thiên quang bán hữu vô Vạn cổ càn khôn thanh cảnh trí Hải sơn vi ngã bất tâm đồ. |
” |
Trong dân gian còn lưu truyền về Nguyễn Huệ khi đưa đại binh ra Bắc đã cho tổ chức các cuộc nghị bàn kế sách giải phóng Thăng Long tại đây, và cũng chính nơi đây Nguyễn Huệ đã được thần báo mộng phải tiến quân nhanh ra Bắc mới mong thắng trận. Khi trở về Phú Xuân, qua vùng đất này, Nguyễn Huệ đã có hai câu đối để cảm ơn thánh nhân, hiện nay hai câu đối đó vẫn còn lưu giữ tại đền Cây Vải (hay còn gọi là đền Bà Giếng Tiên, thuộc khu phố Nghĩa Môn, phường Lam Sơn). Hệ thống động Cửa Buồng được xếp hạng là di tích cấp quốc gia.[cần dẫn nguồn]