Trường Trung học phổ thông Lý Tự Trọng, Khánh Hòa

Trung học phổ thông Lý Tự Trọng, Khánh Hoà
Địa chỉ
Map
7 Lý Tự Trọng, phường Lộc Thọ
, , ,
Việt Nam
Tọa độ12°14′50″B 109°11′35″Đ / 12,24719°B 109,19316°Đ / 12.24719; 109.19316
Thông tin
Tên khácCollège de Nha Trang
Trung học Nha Trang
Trung học Võ Tánh
LoạiTrung học phổ thông
Thành lập1947; 78 năm trước (1947)
Hiệu trưởngTrương Minh Trình
Giáo viên113 (2019)[1]
Số học sinh1.962 (2017-2018)[1]
Websitehttp://lttrong.khanhhoa.edu.vn/
Tổ chức và quản lý
Phó hiệu trưởngCao Thành Hưng
Nguyễn Thị Ngọc Hân

Trường Trung học phổ thông Lý Tự Trọng là một trường trung học phổ thông công lập của tỉnh Khánh Hoà. Trường được thành lập từ năm 1947 với tên gọi ban đầu là Collège de Nha Trang.

Quá trình hình thành và phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

1947-1952: Collège de Nha Trang

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1947, trường được thành lập với tên gọi ban đầu là Collège de Nha Trang với chỉ một lớp học 30 học sinh và học chương trình song ngữ Pháp Việt. Trong thời gian này, trường vẫn chưa có địa điểm chính thức mà học tại trường Nam Tiểu học (nay là trường Trung học phổ thông Nguyễn Văn Trỗi, Khánh Hòa). Năm 1949, trường bắt đầu được xây dựng và đến năm 1950 thì hoàn thành tại địa điểm hiện tại. Năm học 1950-1951, trường mở lớp Quatrième Année (lớp 9 hiện tại), trở thành Trung học đệ I cấp, bắt đầu dạy chương trình tiếng Việt, tiếng Pháp trở thành chuyên ngữ. Năm 1950, trường đổi tên thành Trường Trung học Nha Trang.[2][3]

1952-1975: Trường Trung học Võ Tánh

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1952, trường khánh thành dãy phòng học mới với 2 tầng lầu 8 phòng học. Năm 1954, trường đổi tên thành Trường Trung học Võ Tánh. Năm 1957, trường được Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam Cộng hòa nâng cấp lên thành Trung học đệ II cấp. Trong giai đoạn 1954-1963, trường đón nhận nhiều học sinh từ các tỉnh khác gửi về học trung học, trong đó nhiều nhất là từ trường Ngô Quyền (Hải Phòng). Có thời điểm trước năm 1975, trường có gần 5.000 học sinh nên học sinh nữ được tách ra học tại trường Nữ Trung học Nha Trang (nay là trường Trung học cơ sở Thái Nguyên, Khánh Hòa). Tháng 3 năm 1975, trường dừng hoạt động một thời gian vì chiến tranh, đến ngày 6 tháng 4 thì bắt đầu học lại và kết thúc năm học vào tháng 7 năm 1975.[2][3]

Trong thời gian này, cơ sở vật chất của trường cũng được cải thiện thông qua nguồn quỹ từ quyên góp của hội phụ huynh. Các công trình được xây mới như: thư viện, phòng giám hiệu, phòng giám học, phòng thí nghiệm, hội trường, dãy phòng học chính. Sân bóng đá của trường được quân đội Hàn Quốc hỗ trợ xây dựng.[2]

1975-nay: Trường Trung học phổ thông Lý Tự Trọng

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ tháng 2 đến tháng 3 năm 1975, trường là địa điểm tiếp nhận người từ Tây Nguyên di tản, một số phòng chức năng như thư viện, phòng thí nghiệm bị phá huỷ. Từ tháng 4 đến tháng 12 năm 1975, trường được đổi tên thành Trường cấp III số 2 Nha Trang. Tháng 1 năm 1976, trường chính thức mang tên Trường Trung học phổ thông Lý Tự Trọng. Cơ sở vật chất của trường được hoàn thiện và xây lại như dãy phòng thí nghiệm mới, hội trường đa năng.[2]

Từ 1976 đến nay, trường luôn là một trong những trường đứng đầu tỉnh Khánh Hoà. Năm 2013, trường nhận bằng khen của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.[4] Năm 2015 và 2018, trường nhận cờ thi đua của Chính phủ.[5][6] Năm 2014, trường đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.[7] Năm 2019, trường nhận Huân chương Lao động hạng Nhất vì những thành tích trong sự nghiệp giáo dục và là một trong hai trường Trung học Phổ thông của tỉnh Khánh Hoà mà học sinh có thành tích học tập tốt được tuyển thẳng vào các trường trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.[8]

Hiệu trưởng qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn: Theo trang lịch sử của trường[9]

  • 1950-1952: Thầy Trương Văn Như
  • 1952-1955: Thầy Lê Tá
  • 1955-1956: Thầy Nguyễn Vĩ
  • 1956-1959: Thầy Lê Khắc Nguyên
  • 1959-1972: Thầy Lê Nguyên Diệm
  • 1972-1973: Thầy Nguyễn Đức Giang
  • 1973-1975: Thầy Nguyễn Thúc Thâm
  • 4/1975-8/7/1975: Thầy Đặng Như Đức - Trưởng Ban điều hành
  • 1975-1976: Thầy Vũ Như Vân
  • 1976-1981: Thầy Nguyễn Văn Châm
  • 1981-1994: Thầy Nguyễn Viết Cảnh
  • 1994-2006: Thầy Nguyễn Thanh Bình
  • 2006-2010: Thầy Lê Văn Đức
  • 2010-2019: Thầy Lê Tấn Sỹ
  • 2019-nay: Thầy Trương Minh Trình

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Thu Hương. “Trường THPT Lý Tự Trọng: Lá cờ đầu của Ngành Giáo dục tỉnh Khánh Hòa”. Tỉnh uỷ Khánh Hoà. 30 tháng 01 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 11 năm 2021. Truy cập 26 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ a b c d Nguyễn Thị Ngọc Hân. “Sơ lược lịch sử hình thành trường”. THPT Lý Tự Trọng. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ a b Hải Yến (2 tháng 4 năm 2003). “Một ngôi trường giàu truyền thống”. Báo Khánh Hoà. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  4. ^ Thiên Trường (8 tháng 9 năm 2013). “Đoàn trường THPT Lý Tự Trọng: Nhận bằng khen của Trung ương Đoàn”. Báo Khánh Hoà. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2021.
  5. ^ K.D (31 tháng 5 năm 2015). “Trường THPT Lý Tự Trọng: Nhận cờ thi đua của Chính phủ”. Báo Khánh Hoà. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2021.
  6. ^ K.D (22 tháng 1 năm 2018). “Trường THPT Lý Tự Trọng đón nhận cờ thi đua của Chính phủ”. Báo Khánh Hoà. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2021.
  7. ^ Minh Anh (25 tháng 1 năm 2014). “Trường THPT Lý Tự Trọng đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì”. Báo Khánh Hoà. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2021.
  8. ^ Thu Trang (5 tháng 9 năm 2019). “Trường PTTH Lý Tự Trọng khai giảng”. Đài Phát Thanh và Truyền Hình Khánh Hòa. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2021.
  9. ^ “Danh sách thầy Hiệu trưởng qua các thời kỳ”. THPT Lý Tự Trọng. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2021.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Polumnia Omnia - Lời oán than của kẻ ngu muội
Polumnia Omnia - Lời oán than của kẻ ngu muội
Đây là bản dịch lời của bài [Polumnia Omnia], cũng là bản nhạc nền chủ đạo cho giai đoạn 2 của Boss "Shouki no Kami, Kẻ Hoang Đàng".
Yuki Tsukumo - Nhân vật tiềm năng và cái kết đầy nuối tiếc
Yuki Tsukumo - Nhân vật tiềm năng và cái kết đầy nuối tiếc
Jujutsu Kaisen là một series có rất nhiều nhân vật khác nhau, với những khả năng, tính cách và cốt truyện vô cùng đa dạng
Tất tần tật về nghề Telesales
Tất tần tật về nghề Telesales
Telesales là cụm từ viết tắt của Telephone là Điện thoại và Sale là bán hàng
Hiệu ứng của bành trướng lãnh địa
Hiệu ứng của bành trướng lãnh địa "Tất trúng - Tất sát" được hiểu ra sao?
Thuật ngữ khá phổ biến khi nói về hiệu ứng của bành trướng lãnh địa "Tất trúng - Tất sát" ( hay "Tất kích - Tất sát") được hiểu ra sao?