Trần Bồng Sơn

Trần Bồng Sơn (25/5/1941-7/7/2004) là bác sĩ, chuyên gia hàng đầu nghiên cứu về lĩnh vực giới tínhsức khỏe sinh sản của Việt Nam. Ông nổi tiếng vì đã đi đầu trong việc tìm hiểu, nghiên cứu, và tư vấn về giới tính học, một lĩnh vực khó nói theo quan niệm của người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.[1][2]

Tiểu sử và sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Bồng Sơn tên thật Nguyễn Tấn Trung, sinh ngày 25 tháng 5 năm 1941 tại Tiền Giang. Bút danh Trần Bồng Sơn được ông đặt theo một cô giáo họ Trần và địa danh Bồng Sơn tại Bình Định[3]. Năm 1952 ông sống lang thang tại Sài Gòn. Sau đó, ông được nhận vào Trường dòng Taberd của dòng La San theo diện miễn học phí. Năm 1968, ông tốt nghiệp Đại học Y khoa Sài Gòn, rồi trở thành chuyên gia nghiên cứu về giới tính học, đặc biệt là nam học. Trong thời gian chiến tranh Việt Nam ông công tác tại bệnh viện Bồng Sơn thuộc tỉnh Bình Định. Với bút danh Trần Bồng Sơn, ông đã phụ trách mục Thắc mắc biết hỏi ai trên báo Tuổi Trẻ, để cung cấp kiến thức và tư vấn cho các độc giả về lĩnh vực sức khỏe sinh sản với giọng văn được đánh giá là độc đáo và hài hước[1]. Trần Bồng Sơn qua đời lúc 21 giờ 37 phút ngày 7 tháng 7 năm 2004 tại Bệnh viện Chợ Rẫy do xuất huyết não.[3]

Quan điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Đánh giá

[sửa | sửa mã nguồn]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Bồng Sơn là tác giả của một số đầu sách đã xuất bản như:

  1. Thắc mắc biết hỏi ai (nhiều tập)
  2. Thắc mắc biết hỏi ai: Tập 1 - Về cơ thể và sinh sản
  3. Thắc mắc biết hỏi ai: Tập 2 - Về tình dục và AIDS
  4. Người đàn ông lấy vợ cần biết
  5. Người con gái lấy chồng cần biết
  6. Sinh lý học tổng quát - Tập 1
  7. Hành trình và phát triển giới tính - Tập 2[1]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “Thông tin tác giả BS. Trần Bồng Sơn”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2015.
  2. ^ a b Trần Bồng Sơn: Người "đùa giỡn" với giới tính. Cao Tuấn, Báo Điện tử Người lao động, ngày 8 tháng 7 năm 2004.
  3. ^ a b c Theo bài "Chào tiễn biệt bác sĩ Trần Bồng Sơn: "Thắc mắc" biết hỏi ai bây giờ...", tác giả Trọng Phước, Báo Thanh niên, tháng 7 năm 2004.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Một góc nhìn, quan điểm về Ngự tam gia, Tengen, Sukuna và Kenjaku
Một góc nhìn, quan điểm về Ngự tam gia, Tengen, Sukuna và Kenjaku
Ngự tam gia là ba gia tộc lớn trong chú thuật hồi chiến, với bề dày lịch sử lâu đời, Ngự Tam Gia - Zenin, Gojo và Kamo có thể chi phối hoạt động của tổng bộ chú thuật
Cách phân biệt Content Creator, Copywriter và Content Writer
Cách phân biệt Content Creator, Copywriter và Content Writer
Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ cho mấy ní cách phân biệt Content Creator, Copywriter và Content Writer nè
Giới thiệu Kagune - Tokyo Ghoul
Giới thiệu Kagune - Tokyo Ghoul
Một trong những điều mà chúng ta không thể nhắc đến khi nói về Tokyo Ghoul, đó chính là Kagune
Chú thuật hồi chiến 252: Quyết Chiến Tại Tử Địa Shinjuku
Chú thuật hồi chiến 252: Quyết Chiến Tại Tử Địa Shinjuku
Tiếp tục trận chiến với Nguyền Vương, tua ngược lại thời gian 1 chút thì lúc này Kusakabe và Ino đang đứng bên ngoài lãnh địa của Yuta