Trần Ngọc Vương

Trần Ngọc Vương
SinhTrần Ngọc Vương
Đồng Hới, Quảng Bình, Việt Nam
Quốc tịch Việt Nam
Học vịTiến sĩ
Trường lớpĐại học Tổng hợp Hà Nội
Nghề nghiệpGiảng viên khoa Văn Học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (từ 1976)
Trưởng môn Văn học trung đại Việt Nam khoa Văn Học (từ 1995)
Danh hiệuNhà giáo Ưu tú

Trần Ngọc Vương (sinh ngày 28 tháng 04 năm 1956) là một giáo sư chuyên ngành Văn học Việt Nam[1].

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo sư Trần Ngọc Vương (陳玉王) sinh ngày 28 tháng 04 năm 1956 tại thị xã Đồng Hới tỉnh Quảng Bình. Ông tốt nghiệp khoa Ngữ Văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội vào năm 1976 và được giữ lại làm giảng viên khoa Văn đến nay.

Trong giai đoạn 1988 - 1993, ông được cử đi tu nghiệp tại Moskva. Vào năm 1994, ông được trao bằng tiến sĩ chuyên ngành Văn học Á-Phi tại Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga.

Khi hồi hương, ông liên tiếp nhận các chức danh phó giáo sư năm 2001, giáo sư năm 2013 và nhà giáo ưu tú năm 2010.

Công trình

[sửa | sửa mã nguồn]

Luận văn

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Chủ nghĩa duy tâm của một quan niệm về lĩnh thổ. Tạp chí Triết học, số 4/1980.
  2. Nguyễn Trãi với việc thể hiện khí phách và bản sắc dân tộc. Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 10/1980.
  3. Về thể loại trường ca và tính chất của nó. Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 2/1981.
  4. Tính cụ thể lịch sử với việc xây dựng lí luận cho thời kì quá độ ở Việt Nam. Tạp chí Triết học, số 2/1983.
  5. Những đặc điểm mang tính quy luận của sự phát triển văn học nhìn nhận qua sáng tác của một tác giả. Tạp chí Văn học, số 3/1992.
  6. Giới hạn của nội dung nhân đạo chủ nghĩa trong văn chương Nho giáo. Tạp chí Văn học, số 7/1996.
  7. Một số vấn đề lí luận khi nghiên cứu văn chương Nho giáo ở Việt Nam. Tạp chí Văn học, số 10/1996.
  8. Mấy đặc điểm loại hình nhân cách nhà cách mạng Phan Bội Châu. Tạp chí Văn học, số 1/1998.
  9. Nguyễn Bỉnh Khiêm - hư và thực. Tạp chí Văn học, số 6/2001.
  10. Một nội lực văn hóa cần cho sự phát triển. Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số 6/2001.
  11. Vận mệnh Nho giáo qua những biến thiên của lịch sử nửa đầu thế kỉ XX ở Việt Nam. Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, số 12/2000.
  12. L'individu dans le 'modele impérial' en Asie Oriental(Profil idéal - typique de L’homme d’État confucéen). CNRS - 8/1996.
  13. Từ môn văn nói chung đến phân môn Văn học trung đại. Tạp chí Văn học, số 2/2002
  14. Some problems Relating to the Specific Character of Vietnamese Middle Age Literature. Vietnam Social Sciences. 4/2005.
  15. 'Từ' - một chủng loại văn học còn ít đ­ược biết tới (viết chung với ThS. Đinh Thanh Hiếu). Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 9/2004.
  16. Sự nghiệm sinh văn hoá và vấn đề ph­ương pháp luận nghiên cứu (nhân đọc lại các công trình của cố giáo sư­ Đặng Thai Mai). Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 4/2002.
  17. Về mối quan hệ giữa các phân ngành lịch sử văn học, lí luận và phê bình. Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 6/2004.
  18. Nhận thức lại về nhu cầu và khả năng phát triển tri thức lí luận trên các bình diện khác nhau của đời sống văn học Việt Nam ngàynay. Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 1/2005.
  19. Cấu trúc và diễn tiến của hệ tư­ tư­ởng ở Việt Nam tới thời Lí. Kỉ yếu Hội thảo Khoa học Lí Công Uẩn và v­ương triều Lí, 2000.
  20. Nhân quả Đông du. Kỉ yếu Hội thảo Khoa học 100 năm phong trào Đông Du và quan hệ Việt Nam – Nhật Bản. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.
  21. Vọng ngôn về một cuộc lâm chung. Kỉ yếu Hội thảo 240 năm sinh đại thi hào Nguyễn Du. Viện Nghiên cứu Văn hoá – Thông tin, 2005.
  22. Văn hoá họ tộc. Kỉ yếu hội thảo, Viện Nghiên cứu Văn hoá – Thông tin, 2005.

Ấn phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục 1995; Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999.
  2. Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung. Nhà xuất bản Giáo dục 1997; 1998. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999.
  3. Tân thư và xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX (đồng chủ biên). Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 1998.
  4. Tản Đà trong lòng thời đại (viết chung). Nhà xuất bản Văn học, 1997.
  5. Nguyễn Khuyến: thơ, lời bình và giai thoại (viết chung). Nhà xuất bản Văn hoá – Thông tin, 2000.
  6. Nguyễn Công Trứ con người cuộc đời và thơ (viết chung). Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 1996.
  7. 50 năm văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám (viết chung). Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 1996, tái bản 1999.
  8. Tương đồng văn hoá Việt Nam – Hàn Quốc (viết chung). Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 1996.
  9. Nguyễn Trãi – về tác giả và tác phẩm (viết chung). Nhà xuất bản Giáo dục, 1998.
  10. Nguyễn Đình Chiểu - về tác giả và tác phẩm (viết chung). Nhà xuất bản Giáo dục, 1997.
  11. Nguyễn Khuyến – về tác giả và tác phẩm (viết chung). Nhà xuất bản Giáo dục, 1998.
  12. Tản Đà – về tác giả và tác phẩm (viết chung). Nhà xuất bản Giáo dục, 2000.
  13. Phan Bội Châu – về tác giả và tác phẩm (đồng chủ biên). Nhà xuất bản Giáo dục, 2001.
  14. Lí luận phê bình văn học miền Trung thế kỉ XX (viết chung). Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2001.
  15. Một số vấn đề văn hóa với phát triển ở Việt Nam, Lào, Cămpuchia (viết chung). Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1999.
  16. Phan Bội Châu con người cuộc đời và sự nghiệp (viết chung). Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997.
  17. Lí Công Uẩn và vương triều Lí (viết chung). Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.
  18. Một số vấn đề nghiên cứu Nho giáo ở Việt Nam (viết chung). Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 1997, tái bản 1998.
  19. Việt Nam trong thế kỉ XX (viết chung - kỉ yếu Hội thảo Quốc tế). Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 2001.
  20. Quá trình hiện đại hoá Văn học Việt Nam 1900 - 1945 (viết chung). Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, 2000.
  21. Lí luận và phê bình văn học - Đổi mới và phát triển (viết chung). Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 2005.
  22. Tuyển tập Trần Đình H­ượu (2 tập, viết tựa, in trong năm 2006).
  • Giải thưởng Công trình khoa học tiêu biểu của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2007 cho tác phẩm Văn học Việt Nam thế kỷ X – XIX những vấn đề lý luận và lịch sử[3].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Biography of Professor Tran-ngoc-Vuong[liên kết hỏng]
  2. ^ Nho giáo không phải tông giáo, tại sao ?
  3. ^ “Văn chương là hành động”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2018.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Review Sách] Sống thực tế giữa đời thực dụng - Khi nỗ lực trở thành bản năng
[Review Sách] Sống thực tế giữa đời thực dụng - Khi nỗ lực trở thành bản năng
Trải qua thời thơ ấu không như bao đứa trẻ bình thường khác, một phần nào đó đã tác động không nhỏ đến cái nhìn của Mễ Mông
Những điều cần biết về nguyên tố thảo - Genshin Impact
Những điều cần biết về nguyên tố thảo - Genshin Impact
Trước hết, hệ Thảo sẽ không tương tác trực tiếp với Băng, Nham và Phong. Nhưng chỉ cần 3 nguyên tố là Thủy, Hỏa, Lôi
Alpha-Beta Pruning - Thuật toán huyền thoại giúp đánh bại nhà vô địch cờ vua thế giới
Alpha-Beta Pruning - Thuật toán huyền thoại giúp đánh bại nhà vô địch cờ vua thế giới
Nếu bạn chơi cờ vua thua một con AI, đừng buồn vì nhà vô địch cờ vua thế giới -Garry Kasparov- cũng chấp nhận thất bại trước nó
Đấng tối cao Nishikienrai - Overlord
Đấng tối cao Nishikienrai - Overlord
Nishikienrai chủng tộc dị hình dạng Half-Golem Ainz lưu ý là do anh sử dụng vật phẩm Ligaments để có 1 nửa là yêu tinh nên có sức mạnh rất đáng kinh ngạc