Hoàng Tụy | |
---|---|
Chức vụ | |
Chủ tịch Hội đồng Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) | |
Nhiệm kỳ | 2007 – 2009 |
Viện trưởng | Nguyễn Quang A |
Viện phó | Phạm Chi Lan |
Tiền nhiệm | thành lập |
Kế nhiệm | giải thể |
Vị trí | Việt Nam |
Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam | |
Nhiệm kỳ | 1980 – 1989 |
Tiền nhiệm | Lê Văn Thiêm |
Kế nhiệm | Phạm Hữu Sách |
Chủ nhiệm Khoa Toán, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội | |
Nhiệm kỳ | 1961 – 1968 |
Hiệu trưởng | Ngụy Như Kontum |
Thông tin cá nhân | |
Quốc tịch | Việt Nam |
Sinh | 7 tháng 12 năm 1927 làng Xuân Đài, xã Điện Quang, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam |
Mất | 14 tháng 7 năm 2019 |
Nghề nghiệp | nhà toán học |
Dân tộc | Kinh |
Đảng chính trị | Đảng Cộng sản Việt Nam |
Học vấn | giáo sư, tiến sĩ |
Tặng thưởng | Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về Khoa học Công nghệ (1996) Giải thưởng Phan Châu Trinh (2010) Giải thưởng Constantin Carathéodory (2011) |
Hoàng Tụy | |
---|---|
Trường lớp | Đại học Quốc gia Moskva |
Nổi tiếng vì | Lát cắt Tụy Lý thuyết tối ưu toàn cục |
Sự nghiệp khoa học | |
Ngành | Tối ưu hóa |
Luận án | |
Người hướng dẫn luận án tiến sĩ | Dmitrii Evgenevich Menshov |
Hoàng Tụy (7 tháng 12 năm 1927 – 14 tháng 7 năm 2019) là một giáo sư, nhà toán học tiêu biểu của Việt Nam. Cùng với Giáo sư Lê Văn Thiêm, ông là một trong hai người tiên phong trong việc xây dựng ngành Toán học của Việt Nam. Hoàng Tụy được coi là cha đẻ của lĩnh vực Tối ưu hóa toàn cục (Global Optimization) trong Toán học ứng dụng.
Không chỉ là một nhà toán học, Hoàng Tụy cũng có nhiều đóng góp cho giáo dục Việt Nam. Ông cũng là sáng lập viên Viện Nghiên cứu Phát triển IDS mà ông là Chủ tịch Hội đồng Viện.
Hoàng Tụy quyết định gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1950.[1]
Ông sinh ngày 17 tháng 12 năm 1927 tại làng Xuân Đài, xã Điện Quang, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam, là cháu nội của cụ Hoàng Văn Bảng, đỗ Cử nhân và từng giữ chức Án sát sứ nhiều tỉnh như: Quảng Ngãi, Quảng Bình, Quảng Nam, Hà Tĩnh. Cụ Hoàng Văn Bảng chính là em ruột của Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu[2]. Cha của ông là ông Hoàng Kỵ, từng làm quan dưới thời Duy Tân, Khải Định, được thăng chức Thị Giảng học sĩ. Các anh em ông có bảy người đỗ đạt thì 5 người làm giáo sư đại học như Hoàng Phê (ngôn ngữ học), Hoàng Quý (vật lý), Hoàng Kiệt (mỹ thuật), Hoàng Tụy và Hoàng Chúng (toán học)…
Tuy vậy, năm ông lên 4 tuổi thì cha qua đời. Cha làm quan thanh liêm, nên gia đình túng bấn lại đông anh em nên tuổi thơ của ông rất vất vả, tuy nhiên đều giữ nếp nhà trong việc học hành. Giỏi văn học Pháp, nhưng ngay từ thời trung học, Hoàng Tụy đã bộc lộ thiên hướng toán học.
"Nhảy cóc" hai lớp, là thí sinh tự do, tháng 5 năm 1946, ông đỗ kỳ thi tú tài phần một và 4 tháng sau đó, đỗ đầu tú tài toàn phần ban toán tại Huế. Ông theo học Đại học Khoa học ở Hà Nội nhưng bỏ dở. Sau đó ông được mời dạy toán tại trường trung học Lê Khiết ở Liên khu V.
Trong khoảng thời gian này, biên thư xin giáo sư Nguyễn Thúc Hào - người thầy ông từng theo học tại Trường Quốc học Huế - tài liệu để tự học. Đến cuối khoá, ông xin dự kỳ thi tốt nghiệp... "từ xa"! Giáo sư Nguyễn Thúc Hào bèn xin phép Bộ được gửi đề thi niêm phong từ Nam Đàn vào cho Sở Giáo dục Liên khu V. Sở mở kỳ thi riêng, chỉ cho 2 thí sinh, trong đó có Hoàng Tuỵ, xong, thu bài làm, bỏ vào phong bì dán kín, gắn xi, rồi gửi ra Hội đồng chấm thi ở Liên khu IV. Biên bản kỳ thi được gửi ra Việt Bắc cho Bộ kiểm tra, công nhận kết quả, rồi mới cấp chứng chỉ tốt nghiệp cho thí sinh, kết quả ông là người đỗ.
|year=
(trợ giúp)Ngày 9.12.2015 ông cùng với 126 người khác, trong đó có các nhân vật tên tuổi như Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, TS Nguyễn Quang A, GS Hoàng Tụy, GS Nguyễn Đình Cống, GS Chu Hảo, GS Tương Lai, Huỳnh Tấn Mẫm, Hồ Ngọc Nhuận, GS Trần Văn Thọ, GS Nguyễn Đăng Hưng, Đại sứ Nguyễn Trung, GS Phạm Xuân Yêm..., đã gửi một bức thư ngỏ đến Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, các đại biểu dự Đại hội lần thứ XII và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Bức thư đề nghị "đổi tên đảng (không gọi là Đảng Cộng sản); đổi tên nước (không gọi là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa); trả lại tự do cho những người khác chính kiến đang bị giam giữ; chấm dứt sự trấn áp và ngăn chặn nhân dân thực hiện quyền tự do dân chủ theo Hiến pháp" đồng thời nêu ý kiến "Thực tiễn của nước ta cũng như trải nghiệm của nhiều nước trên thế giới đã cho thấy rõ sai lầm và thất bại của đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác - Lênin".[9]
VTC NewsQuản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)