Vòng cung tiếp tuyến

Một vòng cung tiếp tuyến trên, một hào quang 46° và hơn nữa, một vòng cung siêu đối xứng được chụp tại Falköping,Thụy Điển vào mùa đông 2002/2003
Một vòng cung tiếp tuyến trên với Mặt Trời ở độ cao thấp.

Vòng cung tiếp tuyến (tiếng Anh: tangent arc) là một loại quầng quang, một hiện tượng quang học khí quyển, xuất hiện ở trên và dưới Mặt Trời hoặc Mặt Trăng, tiếp tuyến với hào quang 22°. Để tạo ra các cung này, các tinh thể băng lục giác hình que cần phải có trục dài thẳng hàng với nhau.[1]

Một vòng cung tiếp tuyến có thể nhìn thấy phía trên Mặt trời, Bãi biển Santa Rosa, Florida ngày 24 tháng 11 năm 2015

Vòng cung trên

Hình dạng của một cung tiếp tuyến trên thay đổi theo độ cao của Mặt Trời; khi Mặt Trời ở vị trí thấp (dưới 29-32​°), nó xuất hiện như một vòng cung phía trên Mặt Trời tạo thành một góc nhọn. Khi Mặt Trời mọc trên đường chân trời, đường cong của vòng cung cong vào phía hào quang 22° trong khi dần trở nên dài hơn. Khi Mặt Trời mọc qua 29-32°, vòng cung tiếp tuyến trên kết hợp với vòng cung tiếp tuyến dưới để tạo thành hào quang ngoại tiếp.[2]

Vòng cung dưới

Vòng cung tiếp tuyến dưới hiếm khi được quan sát, xuất hiện bên dưới và tiếp tuyến với hào quang 22° tập trung vào Mặt Trời. Cũng giống như vòng cung tiếp tuyến trên, hình dạng của vòng cung dưới phụ thuộc vào độ cao của Mặt Trời. Khi Mặt Trời chạm trên đường chân trời, vòng cung dưới tạo thành một góc nhọn, hình cánh bên dưới Mặt Trời. Khi Mặt Trời đang tiếp tục mọc phía trên đường chân trời, vòng cung bắt đầu tự gập lại và sau đó có hình dạng của một vòng cung rộng. Khi Mặt Trời lên trên 29-32°, nó bắt đầu mở rộng và hợp nhất với vòng cung trên để tạo thành hào quang ngoại tiếp.[3]

Vì theo định nghĩa, độ cao Mặt Trời phải vượt qua 22° so với đường chân trời, hầu hết quan sát của hiện tượng này đến từ các điểm quan sát trên cao như núi và máy bay.[3]

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]
Một hào quang tại Nam Cực, Nổi bật trong bức ảnh là một số hiện tượng khác biệt: một vòng tròn parhelic, một hào quang 22° với một Mặt Trời giả và một vòng cung tiếp tuyến trênẢnh bởi: Cindy McFee, NOAA, tháng 12/1980.[4]

Cả hai cung tròn tiếp tuyến trên và dưới đều hình thành khi các tinh thể băng lục giác hình que trong các đám mây ti có trục dài được định hướng theo phương nằm ngang. Mỗi tinh thể có thể có trục dài được định hướng theo các chiều ngang khác nhau và có thể xoay quanh trục dài. Kết cấu tinh thể như vậy cũng tạo ra các hào quang khác, bao gồm hào quang 22°Mặt Trời giả; cần có một hướng ngang chiếm ưu thế để tạo ra một vòng cung tiếp tuyến trên sắc nét. Giống như mọi hào quang màu khác, các cung tiếp tuyến có màu chuyển từ đỏ ở hướng gần Mặt Trời (tức là hướng xuống) sang màu xanh lam khi ra hướng xa dần, bởi vì ánh sáng đỏ bị khúc xạ ít hơn ánh sáng xanh.[1]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Les Cowley (?). “Tangent Arcs”. Atmospheric Optics. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2015.
  2. ^ Les Cowley. “Upper Tangent Arc”. Arbeitskreis Meteore e.V. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2007.
  3. ^ a b Les Cowley. “Lower Tangent Arc”. Arbeitskreis Meteore e.V. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2015.
  4. ^ “A magnificent halo”. NOAA. ngày 21 tháng 12 năm 1980. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2007.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan