Vĩ cầm điện tử

Vĩ cầm điện tử
Tên khácVĩ cầm thanh âm điện tử
LoạiBộ dây
Nhạc cụ cùng họ
Vĩ cầm, Viola

Vĩ cầm điện tử là loại đàn vĩ cầm được gắn kết các thiết bị sử dụng điện năng để phát ra và truyền đi âm thanh của nó. Đây là một loại nhạc cụ ứng dụng công nghệ tin học kết hợp kĩ thuật xử lý âm thanh.[1] Trong tiếng Anh, loại nhạc cụ này được gọi là "electric violin", nghịch nghĩa với vĩ cầm cổ điển là "acoustic violin".[2]

Lược sử

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Vĩ cầm truyền thống hay vĩ cầm cổ điển (acoustic violin) phát ra âm thanh nhờ kéo cây vĩ cọ xát lên dây đàn, rồi âm thanh này được cộng hưởng trong hộp đàn bằng gỗ, phát ra thanh âm trong trẻo, nhẹ nhàng nhưng mỏng mảnh và không vang xa vì cường độ nhỏ. Vào khoảng những năm 1920, lợi dụng sự phát triển của kĩ thuật khuếch đại âm thanh, một số nghệ sĩ vĩ cầm, trong đó có Stuff Smith đã gắn mi-crô vào đàn để thanh âm lớn hơn. Loại này được gọi là "vĩ cầm khuyếch đại" (tiếng Anh: amplified violin),[3] ở Việt Nam đã gọi nôm na là "vĩ cầm cắm điện".
  • Sau đó, đến đầu những năm 1930, nhà phát minh nhạc cụ Mỹ là George Beauchamp đã lắp pickup vào đàn, tạo ra chiếc vĩ cầm điện tử đầu tiên.
  • Sự ra đời và phát triển nhanh chóng của công nghệ điện tử và tin học đã tạo điều kiện phát triển loại vĩ cầm không cần hộp đàn cộng hưởng, mà dùng thiết bị điện tử vừa tạo ra cộng hưởng, lại vừa truyền thanh âm do đàn phát ra, gọi là "vĩ cầm thanh âm điện tử" (electro-acoustic violin). Sự kiện này diễn ra từ những năm 1970 - 1980 và bắt đầu được thương mại hóa, phát triển mạnh mẽ từ khoảng những năm 1990 cho đến nay.[4][5][6][7]

Trong bài viết này chỉ nói về loại thứ hai (electro-acoustic violin) và gọi tắt là vĩ cầm điện tử, hiện rất phổ biến. Ở Việt Nam, loại đàn này hiện đã xuất hiện khá nhiều và có thể bắt đầu được biết đến rộng rãi hơn cả sau cuộc lưu diễn của ban nhạc Bond vào năm 2015 với nhạc phẩm Victory dùng toàn đàn dây điện tử.[8] Tuy vĩ cầm điện tử không được dùng trong dàn nhạc giao hưởng hiện đại, nhưng hiện rất phổ biến trong các biểu diễn âm nhạc "phi cổ điển" như nhạc Jazz, nhạc Pop, nhạc đồng quê, nhạc gypsy, v.v. và cả nhạc dân gian ở nhiều nước, thường phối hợp với các nhạc cụ điện khác như piano điện tử, organ điện tử, guitar điện tử cùng dàn trống.

Các dạng vĩ cầm thường gặp

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên lí phát & truyền âm

[sửa | sửa mã nguồn]
Tập tin:Electric violin.png
Nguyên lí chung của vĩ cầm điện tử

Pickup (bộ cảm ứng)

[sửa | sửa mã nguồn]

Để phát ra thanh âm như tiếng vĩ cầm cổ điển, đồng thời để truyền âm đi xa (đến bộ khuếch đại và ra loa), loại đàn này bắt buộc phải dùng một thiết bị điện tử gọi là pickup (bộ cảm biến âm thanh) kết nối với với hệ truyền dẫn và xử lí âm thanh. Pickup bắt buộc phải gắn liền với đàn, có chức năng biến đổi âm thanh của dây đàn khi rung động (nhờ cọ cây vĩ hoặc búng tay vào dây đàn) thành tín hiệu giống như âm thanh đã được cộng hưởng trong hộp gỗ của đàn cổ điển, nhưng là sóng vô tuyến tạo thành thanh âm khô (dry sound). Sóng truyền đến cổng vào của hệ truyền dẫn và xử lí, sẽ biến đổi thành âm thanh ướt (wet sound) rồi truyền theo đường vô tuyến (hoặc hữu tuyến - tùy nhà sản xuất) đến bộ khuếch đại âm thanh (ra loa).[9][10][11]

Khuyếch đại

[sửa | sửa mã nguồn]

Về cơ bản, bộ khuếch đại âm thanh chính là hệ thống khuyếch đại điện tử như các thiết bị khuếch đại cho đàn guitar, chuyển âm thanh thành amp hoặc PA.[12]

Sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tuy vĩ cầm là nhạc cụ được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực nhạc cổ điển, nhưng vĩ cầm điện nói chung không có trong biên chế của dàn nhạc giao hưởng hiện đại, mà chỉ sử dụng trong biểu diễn nhạc hiên đại ở các thể loại: metal, rock, hip hop, electronic music, pop, jazz/jazz fusion, country, new-age, experimental music.

Các nghệ sĩ vĩ cầm điện tử nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

Các nhà soạn nhạc và nhạc phẩm cho vĩ cầm điện tử

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Igor Krivokapič
  • Concerto for electric violin and orchestra (1993, rev. 2019)
  • John Adams
  • The Dharma at Big Sur, for electric violin and orchestra, inspired by the talents of (and written for)  electric violinist Tracy Silverman.
  • Terry Riley
  • "Palmian Chord Riddle", bản hòa tấu cho sáu vĩ cầm, của Nashville Symphony for electric violinist Tracy Silverman.[13]
  • Charles Wuorinen
  • Concerto for Amplified Violin and Orchestra — 1972
  • Nico Muhly
  • Seeing is Believing, for six-string electric violin and chamber orchestra, written for Thomas Gould, Nicholas Collon, and the Aurora Orchestra[14]
  • Ed Wright
  • Crosswire for electric violin and live processing. Written for Electroacoustic Wales.[15]

Nguồn trích dẫn

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “electric violin”.
  2. ^ “Electric VS Acoustic Violins”.
  3. ^ Forrest White, "Fender: The Inside Story" (pg.108-109)
  4. ^ Listings begin again in 1969 Fender Sales Catalogues and contemporaneous advertising
  5. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2021.
  6. ^ https://www.moma.org/collection/works/2321
  7. ^ “It's been 21 years”.
  8. ^ “Bond in Vietnam 2015”.
  9. ^ “Barbera ultra high performance pickups for stringed instruments”. Barberatransducers.com. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2016.
  10. ^ “Jordan Electric Violins”. Jordanmusic.com. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2016.
  11. ^ “Electric Violin Lutherie”. Electric Violin Lutherie. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2016.
  12. ^ “Vector Electric Instruments – Frequently Asked Questions About Electric Violins”. Vectorinstruments.com. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2016.
  13. ^ Colter, Seth (ngày 5 tháng 12 năm 2012). “Terry Riley on giving up self-publishing and his new concerto for electric violin, being performed this weekend”. Capitalnewyork.com. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2016.
  14. ^ “Seeing is Believing”. Nico Muhly. ngày 7 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2016.
  15. ^ “Electroacoustic Wales”. Bangor.ac.uk. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2016.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Kei Karuizawa - Classroom of the Elite
Nhân vật Kei Karuizawa - Classroom of the Elite
Đến cuối cùng, kể cả khi mình đã nhập học ở ngôi trường này. Vẫn không có gì thay đổi cả. Không, có lẽ là vì ngay từ ban đầu mình đã không có ý định thay đổi bất kì điều gì rồi. Mọi chuyện vẫn giống như ngày trước, bất kể mọi chuyện. Lý do thì cũng đơn giản thôi. ... Bởi vì, bản thân mình muốn thế.
Review phim The Secret Life of Walter Mitty
Review phim The Secret Life of Walter Mitty
Một bộ phim mình sẽ xem tới những giây cuối cùng, và nhìn màn hình tắt. Một bộ phim đã đưa mình đến những nơi unknown
Rối loạn nhân cách ái kỷ - có nên được giảm nhẹ tội trong pháp lý?
Rối loạn nhân cách ái kỷ - có nên được giảm nhẹ tội trong pháp lý?
Dành cho ai thắc mắc thuật ngữ ái kỷ. Từ này là từ mượn của Hán Việt, trong đó: ái - yêu, kỷ - tự bản thân mình
Tổng hợp các shop quần áo TAOBAO đã cập bến trên Shopee
Tổng hợp các shop quần áo TAOBAO đã cập bến trên Shopee
Không cần đặt hàng qua trung gian cầu kỳ lại hay trôi nổi lạc hàng, lưu ngay 6 tọa độ đồ nam Taobao cực xịn trên shopee