Vụ án Vinashin là một trong các vụ án kinh tế lớn nhất từ trước tới nay tại Việt Nam, liên quan tới số tiền thất thoát rất lớn. Một loạt các quan chức của Vinashin bị đưa ra xét xử với tội danh "cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Phiên xử vào ngày 27/03/2014 tại Hải Phòng.[1]
9 bị cáo được đưa ra xét xử trong vụ án này gồm: Phạm Thanh Bình, nguyên chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vinashin; Trần Quang Vũ, nguyên Tổng giám đốc Vinashin; Trần Văn Liêm, nguyên Trưởng ban kiểm soát tập đoàn; Nguyễn Văn Tuyên, nguyên Giám đốc công ty cổ phần Công nghệ tàu thủy Hoàng Anh cùng các bị cáo: Nguyễn Tuấn Dương, Tô Nghiêm, Trịnh Thị Hậu, Hoàng Gia Hiệp, Đỗ Đình Côn là nguyên các cán bộ ở Vinashin.
2 bị can Hồ Ngọc Tùng (nguyên Tổng giám đốc Công ty tài chính TNHH một thành viên Công nghiệp tàu thủy) và Giang Kim Đạt (nguyên Trưởng phòng kinh doanh Công ty vận tải viễn dương Vinashin) đã bỏ trốn.
Theo cáo trạng dài 32 trang của Viện KSND tối cao, bị cáo Phạm Thanh Bình cùng các đồng phạm đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế trong lĩnh vực đầu tư, quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước ở năm dự án với tổng thiệt hại trên 910 tỷ đồng.
Các dự án bao gồm:[1]
Ngày 30/8/2012 khi ra tòa án phúc thẩm HĐXX nhận định, hành vi phạm tội của các bị cáo rất nguy hiểm, diễn ra ở nhiều địa phương, gây thiệt hại nghiêm trọng đối với tài sản nhà nước, gây dư luận xấu trong xã hội, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư.
Giang Kim Đạt (sinh năm 1977 tại Thái Thượng, Thái Thụy, Thái Bình) là nguyên Trưởng phòng kinh doanh Công ty vận tải viễn dương Vinashin đã bỏ trốn trong vụ án Vinashin. Cơ quan an ninh sau đó đã phát hiện gia đình của Đạt có tổng cộng 40 nhà biệt thự, căn hộ cao cấp, đất đai trên khắp cả nước cùng nhiều ô tô. Khối tài sản lớn này đều hình thành từ sau thời điểm Đạt đảm nhận cương vị trưởng phòng kinh doanh.
Ngày 15.1.2015, Cơ quan An ninh điều tra đã ra quyết định khởi tố Giang Kim Đạt về tội tham ô tài sản và ra lệnh bắt cha ông Giang Văn Hiển, để điều tra về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và che giấu tội phạm. Qua cuộc điều tra, công an đã bắt được Đạt vào ngày 7.7.2015. Giang Kim Đạt đã khai nhận hành vi trong hai năm giữ chức vụ Quyền Trưởng phòng Kinh doanh (tháng 5/2006 đến tháng 6/-2008), tham mưu cho Tổng giám đốc Trần Văn Liêm kinh doanh mua bán tàu, khai thác tàu của công ty. Chỉ trong hai năm, Giang Kim Đạt đã tham nhũng số tài sản đặc biệt lớn lên tới 18,6 triệu USD. Trong việc tham mưu cho lãnh đạo mua tàu cũ, Đạt thỏa thuận với các công ty bán tàu hưởng hoa hồng 1%, tiền được chuyển thông qua công ty môi giới mua bán tàu. Tổng số tiền Đạt hưởng lợi từ các giao dịch mua 7 tàu lên đến 1 triệu USD. Khi được giao cho khai thác 9 tàu, Đạt cũng là người trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng cho thuê tàu, Đạt thỏa thuận với các đối tác nước ngoài giảm giá thuê để hưởng chênh lệch, với tổng số tiền khoảng 17,6 triệu USD.[5][6]
Vụ án Vinashin gây thất thoát rất lớn cho Việt Nam. Vinashin nổi tiếng với khoản nợ trên 4 tỷ đô la và thành biểu tượng của chính sách 'tập đoàn kinh tế' thua lỗ.[8]
|ngày tháng=
(trợ giúp)
|ngày tháng=
(trợ giúp)
|ngày tháng=
(trợ giúp)
|ngày tháng=
(trợ giúp)