Vụ án nhà thờ Vinh Sơn

Vụ án nhà thờ Vinh Sơn là một vụ án bạo loạn chống chính quyền Việt Nam sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 xảy ra tại nhà thờ Vinh Sơn, đường Trần Quốc Toản Sài Gòn (nay là đường 03 tháng 02, Thành phố Hồ Chí Minh) liên quan đến tổ chức Dân quân phục quốc đứng đầu là Nguyễn Việt Hưng, nguyên sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa (theo tài liệu khác thì Nguyễn Việt Hưng chỉ là thượng sĩ),[1] cố vấn là linh mục Nguyễn Hữu Nghị.

Tổ chức Dân quân phục quốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Việt Hưng tên thật là Nguyễn Đức Hùng, sinh năm 1942, là trung sĩ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.[2] Nguyễn Việt Hưng đã thành lập tổ chức Dân quân Phục quốc, tập hợp các sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa không trình diện chính quyền mới như trung tá Phạm Văn Hậu, trung tá Trần Kim Định;[3] các linh mục di cư như linh mục Nguyễn Hữu Nghị của nhà thờ An Lạc, linh mục Nguyễn Quang Minh của nhà thờ Vinh Sơn; thành viên các đảng phái và một người mà chính quyền mới cho là CIA là Nguyễn Khắc Chính.[4] Nguyễn Việt Hưng tự phong là thiếu tướng tư lệnh Quân đoàn Biệt kích, kiêm Tổng trấn Sài Gòn - Gia Định.[2] Sau khi tập hợp lực lượng, Nguyễn Việt Hưng đảm nhận vai trò lãnh tụ của tổ chức Dân quân phục quốc và đề cử Nguyễn Khắc Chính làm cố vấn pháp luật, Phạm Văn Mậu làm cố vấn chính trị và phát triển lực lượng. Tổ chức Dân quân Phục quốc ra tuyên ngôn gồm 11 điểm, lấy quốc hiệu là "Cộng hòa Việt Nam", niên hiệu là "Nền Đệ Tam Cộng Hòa", chọn quốc kì, quốc ca, định ra hệ thống chính quyền phục quốc gồm hội đồng quốc chính, hội đồng nội chính với các chức Quốc trưởng, Thủ tướng.[2]

Tổ chức Dân quân phục quốc đã tiến hành in và phát tán truyền đơn khắp các địa bàn Sài Gòn kêu gọi lật đổ chính quyền, tổ chức đài phát thanh, in tiền giả và tổ chức các lực lượng vũ trang.[2] Chỉ trong một thời gian ngắn, tổ chức đã phát triển ở 17 tỉnh, thành phố phía Nam với hàng ngàn người tham gia.

Trấn áp và kết án

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 22 tháng 12 năm 1975, cơ quan an ninh Việt Nam bắt đầu chiến dịch trấn áp tổ chức Dân quân phục quốc. Ngày 10 tháng 2 năm 1976 Nguyễn Việt Hưng bị bắt, đêm 12 rạng sáng ngày 13 tháng 2 năm 1976, lực lượng an ninh Sài Gòn - Gia Định tấn công nhà thờ Vinh Sơn, thu giữ các thiết bị phát thanh và máy in tiền giả. Những người cố thủ trong nhà thờ đã dùng súng và lựu đạn chống trả quyết liệt, bắn chết Nguyễn Văn Ràng, một cán bộ an ninh. Mãi tới gần sáng, lực lượng bao vây mới khống chế được nhà thờ, hai linh mục Nguyễn Hữu Nghị, Nguyễn Quang Minh và Nguyễn Xuân Hùng[5] cùng 2 người khác bị bắt. Từ ngày 13 đến 16 tháng 9 năm 1976, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa xét xử các thành viên tham gia vụ án với các tội danh: âm mưu lật đổ Chính quyền Nhân dân, phá hoại kinh tế,... và tuyên án tử hình Nguyễn Việt Hưng,[6] linh mục Nguyễn Hữu Nghị và Nguyễn Xuân Hùng; các người khác người khác bị phạt tù từ 3 năm đến chung thân.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Bên thắng cuộc của tác giả Huy Đức, Phần I: Miền Nam Chương 2b: Cải tạo. Amazon xuất bản năm 2012
  2. ^ a b c d “Khám phá tổ chức phản động "Dân quân phục quốc" do Nguyễn Việt Hưng cầm đầu, ANTV”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2018.
  3. ^ Sau này qua Mỹ viết cuốn Vụ án Vinh Sơn
  4. ^ Nguyễn Khắc Chính sinh ra vào ngày 16 tháng hai 1924, tỉnh Quảng Nam, tốt nghiệp Trường Luật Sorbonne ở Paris, bị xử chung thân trong vụ án nhà thờ Vinh Sơn, nhờ Hội Văn bút Thế giới can thiệp nên được ân xá sau 17 năm ở tù, sau đó tị nạn chính trị và đoàn tụ với gia đình ở Maryland, Hoa Kỳ.
  5. ^ Binh sĩ người nhái, biệt danh là Ali Hùng, người bắn chết Nguyễn Văn Ràng
  6. ^ Trong cuốn hồi ký Nhà tù, nhà văn Duyên Anh kể: "Buổi chiều cuối cùng của phiên tòa chung thẩm, khi trở lại cachot Nguyễn Việt Hưng giơ ba ngón tay rồi dùng gan bàn tay chặt lên gáy mình, ông ta báo tin có ba tù nhân bị xử tử. "

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan