Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
VLAN là cụm từ viết tắt của virtual local area network (hay virtual LAN) hay còn được gọi là mạng LAN ảo. VLAN là một kỹ thuật cho phép tạo lập các mạng LAN độc lập một cách logic trên cùng một kiến trúc hạ tầng vật lý. Việc tạo lập nhiều mạng LAN ảo trong cùng một mạng cục bộ (giữa các khoa trong một trường học, giữa các cục trong một công ty,...) giúp giảm thiểu miền quảng bá (broadcast domain) cũng như tạo thuận lợi cho việc quản lý một mạng cục bộ rộng lớn. VLAN tương đương như mạng con (subnet).
Với mạng LAN thông thường, các máy tính trong cùng một địa điểm (cùng phòng...) có thể được kết nối với nhau thành một mạng LAN, chỉ sử dụng một thiết bị tập trung như hub hoặc switch. Có nhiều mạng LAN khác nhau cần rất nhiều bộ hub, switch. Tuy nhiên thực tế số lượng máy tính trong một LAN thường không nhiều, ngoài ra nhiều máy tính cùng một địa điểm (cùng phòng) có thể thuộc nhiều LAN khác nhau vì vậy càng tốn nhiều bộ hub, switch khác nhau. Do đó vừa tốn tài nguyên số lượng hub, switch và lãng phí số lượng port Ethernet.
Với nhu cầu tiết kiệm tài nguyên, đồng thời đáp ứng nhu cầu sử dụng nhiều LAN trong cùng một địa điểm, giải pháp đưa ra là nhóm các máy tính thuộc các LAN khác nhau vào cùng một bộ tập trung switch. Giải pháp này gọi là mạng LAN ảo hay VLAN.
Có ba loại VLAN, bao gồm:
+ 4 byte thông tin điều khiển nhãn (0x8100)
+ P: Parity (0 ~ 7)
+ C: C = 0 (Ethernet), C = 1 (Token Ring)
+ V: VID (1 ~ 4094); V = 0: Trống; V = 4095: dành riêng; V = 1: mặc định
Các cổng (port) của switch có thể hoạt động ở 2 chế độ: Chế độ trung kế (trunking mode) và chế độ truy nhập (access mode).
Trunking mode cho phép tập hợp lưu lượng từ nhiều VLAN qua cùng một cổng vật lý đơn như hình vẽ:
Các kết nối trung kế thường được sử dụng kết nối giữa các switch với nhau, như hình vẽ:
Giao diện này thuộc về một và chỉ một VLAN. Thông thường một cổng của switch gắn tới một thiết bị của người dùng đầu cuối hoặc một server.