Wasei-kango (Nhật: 和製漢語, Wasei-kango? Hoà chế Hán ngữ - "Từ vựng Hán mà người Nhật Bản (Hoà) tạo ra") dùng để chỉ những từ trong tiếng Nhật bao gồm các hình thái của tiếng Trung Quốc nhưng được phát minh ở Nhật Bản chứ không phải mượn từ Trung Quốc.
Thời Minh Trị Duy Tân, từ Nhật Bản đã được phát minh hàng loạt để chỉ các khái niệm phương Tây như cách mạng (革命, kakumei?) hoặc dân chủ (民主, minshu?) chẳng hạn. Đến cuối thế kỷ 19, nhiều thuật ngữ này đã được mang về Trung Quốc (Nhà Thanh), Triều Tiên, và Việt Nam. Một số người cho rằng vì hình thức của các từ hoàn toàn giống với các từ vựng trong tiếng Hoa bản địa, người Trung Quốc thường không nhận ra rằng những từ này xuất xứ từ Nhật Bản.[1]
Trong thời kỳ Minh Trị Duy Tân của cuối thế kỷ 19, các học giả Nhật Bản phát hiện ra rằng họ phải bổ sung từ mới để dịch các khái niệm được nhập từ châu Âu.
- văn hoá (文化 , văn hoá?)
- văn minh (文明 , văn minh?)
- dân tộc (民族 , dân tộc?)
- tư tưởng (思想 , tư tưởng?)
- pháp luật (法律 , pháp luật?)
- kinh tế (経済 , kinh tế?)
- tư bản (資本 , tư bản?)
- giải cấp (階級 , giải cấp?)
- cảnh sát (警察 , cảnh sát?)
- phân phối (分配 , phân phối?)
- tôn giáo (宗教 , tôn giáo?)
- triết học (哲学 , triết học?)
- lý tính (理性 , lý tính?)
- cảm tính (感性 , cảm tính?)
- ý thức (意識 , ý thức?)
- chủ quan (主観 , chủ quan?)
- khách quan (客観 , khách quan?)
- khoa học (科学 , khoa học?)
- vật lý (物理 , vật lý?)
- hoá học (化学 , hoá học?)
- phân tử (分子 , phân tử?)
- nguyên tử (原子 , nguyên tử?)
- chất lượng (質量 , chất lượng?)
- thời gian (時間 , thời gian?)
- không gian (空間 , không gian?)
- lý luận (理論 , lý luận?)
- văn học (文学 , văn học?)
- điện thoại (電話 , điện thoại?)
- mỹ thuật (美術 , mỹ thuật?)
- hỷ kịch (喜劇 , hỷ kịch?)
- bi kịch (悲劇 , bi kịch?)
- xã hội chủ nghĩa (社会主義 , xã hội chủ nghĩa?)
- cộng sản (共産 , cộng sản?)
- cán bộ (幹部 , cán bộ?)