Ways of Seeing

Ways of Seeing
Thông tin sách
Tác giảJohn Berger
Minh họa bìaRené Magritte
Quốc giaAnh Quốc
Ngôn ngữTiếng Anh
Chủ đềHội họa, Kiến trúc, Nhiếp ảnh
Nhà xuất bảnPenguin Books
Ngày phát hành1972
Số trang166
ISBN0-14-013515-4
Số OCLC23135054

Ways of Seeing (tạm dịch: Những cách thấy) là series truyền hình 4 tập, mỗi tập phim khoảng 30 phút, được xây dựng chủ yếu bởi tác giả John Berger và nhà sản xuất Mike Dibb. Series lên sóng BBC lần đầu vào tháng 1 năm 1972 và sau đó được chuyển thể thành cuốn sách cùng tên cũng trong năm này.

Thông qua việc đưa ra chất vấn về các giả định ngầm ẩn trong những hình ảnh thị giác, series Những Cách Thấy được xem như sự đáp trả lại series Civilisation (tạm dịch: Nền Văn Minh) - đề xuất quan điểm truyền thống về hệ quy chuẩn của nghệ thuật và văn hóa phương Tây, và series cùng với sách phê bình văn hóa thẩm mỹ truyền thống phương Tây - của Kenneth Clark.  

Truyền hình

[sửa | sửa mã nguồn]
Tập Phát sóng tại UK Mô tả
1 08/01/1972 Phần đầu tiên của loạt phim được gợi ý bởi những quan niệm của Walter Benjamin trong tiểu luận The Work of Art in the Age of Mechanical Reproduction (tạm dịch: Tác phẩm nghệ thuật trong thời đại nhân bản kỹ thuật).
2 15/01/1972 Phần thứ hai bàn về phụ nữ trong tranh sơn dầu. Berger khẳng định rằng chỉ có hai mươi đến ba mươi tác phẩm khỏa thân nữ trong truyền thống tranh sơn dầu châu Âu là miêu tả người phụ nữ đúng như bản thân họ thay vì biến họ thành đề tài của sự lý tưởng hóa hay bộc lộ ham muốn của nam giới.[1]
3 22/01/1972 Phần thứ ba đề cập đến tranh sơn dầu như một phương tiện được sử dụng để khẳng định hoặc phản ánh địa vị của người đặt hàng tác phẩm.[2]
4 29/01/1972 Trong phần thứ tư, đối với quảng cáo và yết thị, Berger chỉ ra rằng nhiếp ảnh màu đang dần thay thế vai trò của sơn dầu, cho dù phạm vi có phần hạn chế. Một khả năng mang tính lý tưởng hóa đối với người xem (thông qua sự tiêu thụ) được khơi mở và được coi như sự thay thế cho thực thể phản ánh trong tác phẩm của các danh họa bậc thầy.[3]

Cuốn sách Những Cách Thấy được viết bởi Berger và Dibb, cùng với Sven Hamm, Chris Fox, và Richard Hollis.[4] Cuốn sách bao gồm bảy mục tiểu luận: trong đó có bốn mục gồm bài viết kết hợp hình ảnh, và ba mục chỉ sử dụng hình ảnh.[4]

Những cách thấy được xem như một tài liệu chuyên đề cho những nghiên cứu đương thời về lịch sử nghệ thuật và văn hóa thị giác. "Berger, qua đời ngày 2 tháng Một [2017] ở tuổi 90 tuổi, là người đã góp ảnh hưởng sâu sắc vào quan niệm đại chúng đối với nghệ thuậthình ảnh thị giác", theo nhận định của các Nhà Xã hội học Yasmin Gunaratnam và Vikki Bell.[5]

Sách tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Fuery, Patrick; Fuery, Kelli (2003). Visual Cultures and Critical Theory. London: Hodder Arnold Publications. ISBN 978-0-340-80748-4. OCLC 52056670. 

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Radio Times, Genome Project
  2. ^ Radio Times, Genome Project
  3. ^ Radio Times, Genome Project
  4. ^ a b Berger, John (1973). Ways of seeing. London: British Broadcasting CorporationPenguin Books. ISBN 9780563122449.
  5. ^ “How John Berger changed our ways of seeing art”. The Independent (bằng tiếng Anh). ngày 9 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2017.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bruck, Jan; Docker, John (1989). “Puritanic Relationalism: John Berger's Ways of Seeing and Media and Culture Studies”. Continuum: The Australian Journal of Media & Culture. (2): 77–95.
  • Chandler, Daniel (30 tháng 6 năm 1998). “Notes on 'The Gaze': John Berger's Ways of Seeing”. Aberystwyth: University of Wales.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tổng quan về vị trí Event Planner trong một sự kiện
Tổng quan về vị trí Event Planner trong một sự kiện
Event Planner là một vị trí không thể thiếu để một sự kiện có thể được tổ chức suôn sẻ và diễn ra thành công
Lịch Sử fun facts: cái tên Ivan của người Nga!
Lịch Sử fun facts: cái tên Ivan của người Nga!
Gần như ai cũng biết, khi nói về 1 người Nga bất kỳ ta mặc định anh ta là Ivan
Tổng quan Ginny - Illusion Connect
Tổng quan Ginny - Illusion Connect
Quy tắc và mệnh lệnh chỉ là gông cùm trói buộc cô. Và cô ấy được định mệnh để vứt bỏ những xiềng xích đó.
Tại sao nên làm việc ở Philippines?
Tại sao nên làm việc ở Philippines?
So với các nước trong khu vực, mức sống ở Manila khá rẻ trừ tiền thuê nhà có hơi cao