WebDAV là viết tắt của cụm từ Web-based Distributed Authoring and Versioning (tạm dịch hệ thống quản lý chứng thực và phiên bản dựa trên môi trường Web) là một trong những sáng chế của tổ chức IEFT. Khái niệm này cũng được hiểu là một tập hợp những mở rộng của giao thức HTTP - một tập hợp các chuẩn cho phép những người dùng có thể hợp tác sửa đổi và quản lý nhiều file trên những web server từ xa.
Mục đích của giao thức WebDAV là làm cho môi trường World Wide Web trở thành một phương tiện truyền thông linh hoạt, có khả năng đọc cũng như sửa đổi mọi nội dung một cách dễ dàng. Nó cung cấp những khả năng như tạo, thay đổi, di chuyển các tài liệu trên một server từ xa (thường là một web server hay "web share"). Điều này không những cung cấp khả năng chứng thực quyền tác giả trên các văn bản mà đồng thời nó còn cho phép lưu trữ những văn bản trong môi trường web để có thể truy cập tại bất kì nơi nào bạn muốn. Phần lớn những hệ điều hành hiện đại đều tích hợp khả năng hỗ trợ WebDAV. Với một client hợp pháp và hệ thống mạng tốc độ cao, chúng ta có thể sử dụng các văn bản lưu trên một WevDAV server giống như là đang làm việc trên trực tiếp trên những thư mục trong máy tính của mình
WebDAV được khởi đầu từ 1996 khi Jim Whitehead, một tiến sỹ tốt nghiệp đại học UC Irvine, thuyết phục W3C tổ chức 2 cuộc họp về vấn đề chứng thực phân tán trên World Wide Web, với mục đích tìm ra những giải pháp hữu hiệu cho hoạt động này.
Sau những cuộc họp đó, họ nhất trí đề xuất giải pháp lên tổ chức IETF. IETF đã xem xét vấn đề này và lựa chọn giao thức HTTP như một phương tiện cho việc giải quyết bài toán. Xuất phát từ đó, IETF đã bổ sung thêm một số mở rộng vào giao thức HTTP để tạo nên WebDAV.
WebDAV bổ sung thêm những hoạt động sau vào giao thức HTTP: