William Barton Rogers

Don William Barton Rogers
Sinh(1804-12-07)7 tháng 12, 1804
Virginia, Hoa Kỳ
Mất30 tháng 5, 1882(1882-05-30) (77 tuổi)
Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ
Quốc tịchHoa Kỳ
Trường lớpCao đẳng William và Mary
Nổi tiếng vìngười sáng lập MIT
Sự nghiệp khoa học
NgànhHóa học, vật lý, địa chất học
Nơi công tácCao đẳng William và Mary
Đại học Virginia
MIT

William Barton Rogers (7 tháng 12 năm 1804 – 30 tháng 5 năm 1882) được biết đến vì những đóng góp cho việc thiết lập những nguyên tắc nền tảng, cống hiến và tổ chức Viện công nghệ Massachusetts (MIT) năm 1861.[1] Trường được mở năm 1865 sau cuộc Nội chiến Hoa Kỳ.

Rogers tốt nghiệp từ trường Cao đẳng William và Mary và sau đó làm việc ở khoa Triết học Tự nhiên và Hóa học tại nơi này từ năm 1828 đến 1835. Ông cũng giảng dạy môn Triết học Tự nhiên tại Đại học Virginia từ năm 1835 đến 1853, khi ông từ chức do phản đối. Khi Rogers còn giữ chức vụ trong Khoa Triết học của Đại học Virginia, ông phản đối mạnh mẽ việc trao bằng honoris causa cho những nhà lập pháp bang Virginia. Ông tham gia vào việc sáng lập và làm chủ tịch của MIT từ năm 1861 đến 1870.

Rogers nhường lại chức vụ của mình vì vấn đề sức khỏe, nhưng lúc cần thiết ông lại quay về văn phòng làm việc năm 1878 và tiếp tục đến năm 1881. Ông mất sau một cơn đột quỵ khi đang đọc diễn văn tại lễ trao bằng của viện MIT năm 1882. Từ cuối cùng ông nói là "than nhựa đường".[2]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Rogers, William B., Chairman, The Committee of Associated Institutions of Science and Arts, "Objects and Plan of an Institute of Technology: including a Society of Arts, a Museum of Arts, and a School of Industrial Science; proposed to be established in Boston" Lưu trữ 2010-06-12 tại Wayback Machine - Boston, 1861, and archived at the MIT Libraries Collection.
  2. ^ Phillips, Henry Ayling (1915). George Ward Blodgett, Bachelor of Science in Civil Engineering. Cambridge: Riverside Press. tr. 27–30.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

A. J. ANGULO: William Barton Rogers and the Idea of MIT. Baltimore, MD: Johns Hopkins University Press 2009.

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Thiên Nghịch Mâu - chú cụ đặc cấp phá bỏ mọi đau khổ?
Thiên Nghịch Mâu - chú cụ đặc cấp phá bỏ mọi đau khổ?
Thiên Nghịch Mâu lần đầu tiên xuất hiện tại chương 71, thuộc sở hữu của Fushiguro Touji trong nhiệm vụ tiêu diệt Tinh Tương Thể
Chu Kỳ Bitcoin Halving: Sự Kiện Định Hình Tương Lai Crypto
Chu Kỳ Bitcoin Halving: Sự Kiện Định Hình Tương Lai Crypto
Phát triển, suy thoái, và sau đó là sự phục hồi - chuỗi vòng lặp tự nhiên mà có vẻ như không một nền kinh tế nào có thể thoát ra được
Đôi nét về cuốn sách Nghệ thuật Kaizen tuyệt vời của Toyota
Đôi nét về cuốn sách Nghệ thuật Kaizen tuyệt vời của Toyota
Kaizen được hiểu đơn giản là những thay đổi nhỏ được thực hiện liên tục với mục tiêu cải tiến một sự vật, sự việc theo chiều hướng tốt lên
Hoa thần Nabu Malikata - Kiều diễm nhân hậu hay bí hiểm khó lường
Hoa thần Nabu Malikata - Kiều diễm nhân hậu hay bí hiểm khó lường
Đây là một theory về chủ đích thật sự của Hoa Thần, bao gồm những thông tin chúng ta đã biết và thêm tí phân tích của tui nữa